Ngộ độc thức ăn do nhiễm vi khuẩn salmonella


Vi khuẩn Salmonella

Nhiễm khuẩn Salmonella rất phổ biến và đa số không nguy hiểm. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nếu vi khuẩn Salmonella lan từ ruột vào máu và các cơ quan khác, chúng sẽ gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm. Những người có nguy cơ cao bị Salmonella lây lan vào máu bao gồm:

  • AIDS: Với những bệnh nhân bị AIDS, hệ miễn dịch bị suy giảm, tạo điều kiện cho Salmonella và các vi khuẩn khác tấn công cơ thể
  • Ung thư: Những bệnh nhân ung thư phải dùng xạ trị - gây suy giảm hệ miễn dịch của cơ thể, từ đó vi khuẩn Salmonella dễ dàng lây lan vào máu
  • Bệnh thiếu máu hồng cầu liềm
  • Cấy ghép tạng (tim, phổi, thận…)
  • Bệnh nhân dùng thuốc chứa Steroid liều cao, trong thời gian dài gây suy giảm hệ miễn dịch
  • Trẻ đẻ non và những trẻ có vấn đề liên quan đến khả năng đề kháng.

Những người bị bệnh lí tim mạch hoặc phẫu thuật thay thế khớp gối là nhóm đối tượng có nguy cơ bị vi khuẩn Salmonella lây lan sang các mạch máu hoặc khớp gối nhân tạo. Nhóm đối tượng này cũng có sức đề kháng kém hơn so với bình thường nên khả năng nhiễm Salmonella cũng cao hơn.

Triệu chứng nhiễm Salmonella là gì? - Những triệu chứng thường gặp khi nhiễm Salonella gồm:

  • Buồn nôn, nôn
  • Sốt kéo dài (2-3 ngày)
  • Tiêu chảy: phân nhầy nước / lẫn máu, kéo dài 4 đến 10 ngày.
  • Đau bụng

đau bụng

Khi nào nên đến khám bác sĩ hoặc điều dưỡng? - Bạn nên đến gặp các bác sĩ hoặc điều dưỡng nếu bạn có các triệu chứng dưới đây:

  • Đau bụng dữ dội
  • Không thể ăn hoặc uống
  • Nôn/đi ngoài ra máu
  • Sốt cao > 380C

Các xét nghiệm chẩn đoán Salmonella là gì? - Để chẩn đoán xác định Salmonella, các bác sĩ hoặc điều dưỡng sẽ cho bạn cấy phân để tìm vi khuẩn. Tuy nhiên, biện pháp xét nghiệm này sẽ mất 2-3 ngày mới có kết quả. Trong một số trường hợp nhiễm khuẩn Salonella thể nặng, các bác sĩ hoặc điều dưỡng sẽ “bắt tay”điều trị ngay mà chưa cần kết quả xét nghiệm

Điều trị nhiễm khuẩn Salmonella như thế nào? - Hầu hết các trường hợp nhiễm Salmonella đều có thể tự khỏi mà không cần điều trị. Tuy nhiên, với những bệnh nhân nhiễm Salmonella nặng và có nguy cơ gây ra các biến chứng nguy hiểm, các bác sĩ sẽ cho bệnh nhân điều trị bằng kháng sinh theo đường tiêm.

Một số trường hợp có khả năng cao nhiễm vi khuẩn Salmonella thì sẽ được chỉ định dùng kháng sinh đường uống. Kháng sinh giúp điều trị nhiễm trùng và ngăn chặn khả năng Salmonella quay lại.

Tôi có thể tự làm gì để cảm thấy dễ chịu hơn? - Để cảm thấy thoải mãi, dễ chịu hơn, bạn có thể:

  • Uống nhiều nước: Biện pháp này giúp bạn phòng tránh nguy cơ mất nước do tiêu chảy, nôn mửa kéo dài
  • Chia nhỏ bữa ăn, hạn chế đồ ăn nhiều dầu mỡ
  • Nghỉ ngơi, thư giãn

Phòng tránh Salmonella như thế nào? - Bạn có thể phòng tránh nhiễm khuẩn Salmonella bằng cách:

  • Rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã cho trẻ, sau hắt hơi, ho hoặc sau khi chạm vào vật nuôi
  • Nghỉ ngơi, tránh làm việc quá sức

rửa rau

  • An toàn thực phẩm. Dưới đây là một số lời khuyên giúp bạn giữ thực phẩm luôn vệ sinh, an toàn:
    • Không ăn / uống sữa hoặc những sản phẩm từ sữa chưa thanh trùng
    • Rửa sạch hoa quả, rau củ trước khi ăn
    • Gĩu thực phẩm ở nhiệt độ 4.40C hoặc -180C
    • Chỉ ăn thức ăn đã nấu chín
    • Rửa sạch các dụng cụ sau khi thái các thực phẩm sống

Nếu tôi mang thai mà bị nhiễm Salmonella, tôi nên làm gì? - Nếu bạn nhiễm Salmonella trong quá trình mang thai, hãy đi khám bác sĩ, điều dưỡng hoặc nữ hộ sinh - họ sẽ đưa ra những lời khuyên giúp bạn an toàn nhất. Đa phần, những phụ nữ đang mang thai mà nhiễm Salmonella sẽ không cần điều trị, tuy nhiên, nếu nhiễm Salmonella thể nặng và hoặc đang gần đến ngày sinh, có thể họ sẽ phải ở lại viện để theo dõi.

Đào Thị Nhung

Chương trình tiên tiến

Đại Học Y Hà Nội

  

Liên hệ (028) 7300 7115 hoặc 0813440448 để được tư vấn và đặt lịch khám chữa bệnh (không tính phí).

Tags: Triệu chứng nhiễm Salmonella vi khuẩn Salmonella chẩn đoán Salmonella Điều trị nhiễm khuẩn Salmonella bệnh nhân miễn dịch nhiễm salmonella triệu chứng hoặc điều điều dưỡng kháng sinh phòng tránh thực phẩm mang thai nhiễm khuẩn salmonella những bệnh nhân hoặc điều dưỡng tim mạch

Dịch trong ổ bụng (Cổ trướng)

Dịch ổ bụng là tình trạng khi dịch ứ đọng ở các khoang giữa các...

Triệu chứng và cách chữa chứng hẹp ống thực quản

Chứng hẹp ống thực quản là gì? - Thực quản là một ống rỗng dài chạy...

Bệnh đường ruột do trùng roi Giardia Lamblia

Kí sinh trùng Giardia là gì? - Giardia là một kí sinh trùng đơn bào lây...

Nguyên nhân và cách phòng chữa tiêu chảy ở người lớn

Tiêu chảy là gì? Tiêu chảy (ỉa chảy) là tình trạng đi ngoài nhiều lần...

Các nguyên nhân dẫn tới polyp Đại Tràng và cách chữa trị hiệu quả

KHÁI QUÁT VỀ POLYP ĐẠI TRÀNG Việc phát hiện ra các polyp trong đại tràng...

Vui lòng đợi...