Bệnh chàm và cách điều trị bệnh chàm hiệu quả
Bệnh chàm phát sinh do hai yếu tố: cơ địa và dị ứng nguyên.
Cơ địa
- Bệnh có tính chất di truyền, có thể tiền sử trong gia đình người bệnh có người bị chàm.
- Các tác nhân kích thích bên trong, kèm theo có thể bị viêm mũi xoang, xơ gan, viêm dạ dày, viêm đại tràng, viêm tai xương chũm, các bệnh về thận…
- Do rối loạn thần kinh vận mạch, rối loạn chức năng thận, tiêu hóa.
Dị ứng nguyên
- Các thuốc hay gây phản ứng : lưu huỳnh, thủy ngân, thuốc tê, sunfamid, chlorocid , penicillin, streptomycin.
- Hóa chất gây bệnh do nghề nghiệp : xi măng, thuốc nhuộm, nguyên liệu làm cao su, sơn xe, dầu mỡ, than đá, phân hóa học, thuốc sâu, acit, kiềm,…
- Các sản phẩm vi sinh có cơ chế dị ứng : vi khuẩn, nấm, siêu vi.
- Các yếu tố môi trường sống : khói, bụi, lạnh, nóng, ẩm.
- Yếu tố tâm thần kinh cũng ảnh hưởng lên bệnh này, vì thế với một số người chàm cũng có thể nặng lên sau những chấn thương tâm lý, stress, lo âu căng thẳng.
Có hai loại chàm cơ bản là chàm khô ( khô nứt nẻ, thường xuất hiện ở bàn tay, bàn chân, nặng lên khi trời lạnh, hoặc khi tiếp xúc hóa chất, xà bông, chất tẩy rửa) và chàm ướt (khi thương tổn là những mụn nước, hoặc đang rỉ dịch, rất ngứa và dễ bội nhiễm).
Cách phòng chống bệnh chàm
Đối với tính chất di truyền, tức là có người nhà từng bị bệnh chàm thì nên chủ động tránh xa những tác nhân gây bệnh như: các thực phẩm dễ gây dị ứng và hạn chế tiếp xúc với các vật liệu dễ gây hại cho da như cao su, sơn xe,…
Uống đủ nước mỗi ngày: Mỗi ngày bạn cần uống từ 2-3l nước sẽ có công dụng rất tốt trong việc phòng ngừa chàm ở da, do nước có tác dụng thanh lọc cơ thể, bài trừ độc tố.
Có chế độ ăn uống hợp lý: Ăn nhiều các thực phẩm có tính mát (đậu, quả, rau xanh,…) vừa có tác dụng tốt cho cơ thể vừa cung cấp các dưỡng chất đầy đủ để bài trừ độc tố. Hạn chế các đồ cay nóng.
Hạn chế các chất kích thích, nước uống có cồn, không tốt cho da.
Sử dụng các thực phẩm, thuốc chức năng có tác dụng thanh nhiệt, giải độc gan, giải độc cơ thể hiệu quả., tuy nhiên các loại này nên tham khảo bác sĩ trước khi sử dụng.
Thường xuyên giữ vệ sinh da dẻ sạch sẽ bằng xà bong chuyên dụng, tránh bụi bẩn.
Khi có dấu hiệu bị bệnh cần liên hệ ngay bác sĩ để có biện pháp chữa trị kịp thời để bệnh nhanh khỏi và dứt điểm.
Cách điều trị bệnh chàm
Nếu phát hiện các dấu hiệu bị bệnh chàm nên lập tức tới gặp các bác sĩ chuyên khoa Da Liễu để được khám bệnh trực tiếp và cho chỉ định điều trị, tránh tự ý dùng thuốc có thể khiến bệnh nặng và khó điều trị hơn.
Cần tìm nguyên nhân của bệnh để có cách phòng tránh thích hợp. Luôn có ý thức bảo vệ da khỏi các tác động tự nhiên (ra ngoài nắng phải đội mũ đeo khẩu trang cẩn thận), luôn đảm bảo thực hiện tốt những chỉ định của bác sĩ.
Có thể lựa chọn các sản phẩm dưỡng da có chiết xuất từ thiên nhiên, không gây độc hại để dưỡng da. Hạn chế sử dụng các hóa chất dễ làm bệnh nặng hơn.
Với trường hợp chàm ướt, bệnh nhân có thể dùng thuốc tím pha loãng để ngâm rửa thương tổn, thoa các dung dịch màu như màu xanh Methylene, màu tím Gentian, màu đỏ Eosine…Với những người bị chàm làm nứt nẻ ở bàn chân, gót chân thì có thể bảo vệ bàn chân khỏi nguồn không khí lạnh như mang vớ mềm và thoa các chất giữ ẩm để làm mềm da.
Kết hợp việc sử dụng thuốc theo kê đơn của bác sĩ với một số cách phòng bệnh đã được đề cập ở trên để đạt kết quả điều trị tốt nhất.
Bệnh chàm cũng chịu ảnh hưởng bởi yếu tố tâm lý, nên cách hỗ trợ điều trị tốt nhất là nên giữ một tâm trạng thoải mái, tránh xa căng thẳng và stress.
Ngoài ra có thể tham khảo một số bài thuốc nam cũng rất hiệu quả trong việc điều trị bệnh chàm như:
- Đun sôi hỗn hợp vỏ cây hòe 50g, vỏ cây núc nác 50g, hương nhu 30g, khổ sâm lá 30g, để nguội, rửa chỗ da bị chàm.
- Xuyên tiêu 30g, hoa cây chổi xuể 20g, hành sống (dùng toàn cây – cả rễ, củ và lá) 10 củ, cho vào nồi đất, đổ ngập nước, đun sôi khoảng 5 phút, đem xông âm nang, lúc nước thuốc nguội thì dùng để rửa chỗ bị chàm.
- Hạt máu chó rang giòn, tán thành bột mịn, hòa với dầu vừng bôi vào chỗ da bị chàm.