Bệnh vảy nến và cách điều trị bệnh vẩy nến hiệu quả


Bệnh vẩy nến là do sự rối loạn điều tiết của tế bào thượng bì tạo nên một màng tế bào chết bám chặt trên da . Nhưng thay vì mất đi như tế bào chết bình thường thì nó nổi lên thành từng vẩy trắng. Bệnh vảy nến thường xuất hiện vào mùa khô hanh và có thể xảy ra với mọi đối tượng.

Triệu chứng của bệnh vẩy nến gồm:

- Xuất hiện các nốt vẩy màu trắng (sâu bên trong là màu hồng), dầy cộm và gây ngứa, nứt da và chảy máu. Các nốt vẩy ngày càng phát triển rộng và thường xuất hiện ở da dầu, khuỷu tay, đầu gối, móng tay, móng chân,…Nếu không điều trị kịp thời có thể lan toàn thân.

- Nếu bệnh xảy ra ở gần khớp, gây ảnh hưởng tới khớp có thể gây vận động khó khăn và phát triển thành viêm khớp vẩy nến. Nếu xảy ra ở móng tay móng chân có thể gây mủn và mất móng.

Đến nay các nhà khoa học vẫn chưa tìm được nguyên nhân thực sự gây ra bệnh vảy nến ở người, tuy nhiên cũng có một số yếu tố chắc chắn có ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của bệnh vảy nến đó là di truyển, stress, tác động của bia, rượu, thuốc lá, rối loạn nội tiết, khí hậu, môi trường…

Cách phòng bệnh vảy nến

- Giữ ẩm cho da: nhất là mùa hanh khô bạn luôn cần quan tâm tới làn da của mình, không nên để khô nứt nẻ sẽ tạo điều kiện cho bệnh vảy nến phát triển.

- Luôn có một chế độ dinh dưỡng hợp lý, tăng cường rau quả, tránh xa bia rượu và các chất kích thích, kiểm soát cân nặng, tránh bị tăng cân quá nhiều cũng là nguyên nhân gây nên bệnh vẩy nến.

- Thường xuyên tập thể dục đều đặn và tận hưởng ánh sáng mặt trời là cách tốt nhất để tăng sức đề kháng và bảo vệ làn da khỏi vẩy nến.
– Hạn chế sử dụng xà phòng và các chất tẩy rửa mạnh.

- Nếu có bất kỳ một dấu hiệu khác thường trên da hãy đến gặp ngay các bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và hướng dẫn kịp thời.

Cách điều trị bệnh vảy nến

Hiện nay chưa có bất kỳ một loại thuốc nào có thể điều trị tận gốc và dứt điểm bệnh vảy nến. Tuy nhiên với sự phát triển của y học hiện đại, những năm gần đây các nhà khoa học đã nghiên cứu và cho ra đời một số loại thuốc và một số phương pháp điều trị mới, có công dụng rất tốt trong việc kìm hãm sự phát triển và cải thiện những triệu chứng của bệnh vảy nến.

- Dùng thuốc bôi: Mỡ Salicylé 2%, 3%, 5%, mỡ Corticoid, các loại mỡ có vitamin A axit (Differin, Isotrex), methotrexate, cyclosporin…

- Trị liệu bằng ánh sáng (chiếu tia cực tím).

- Phương pháp sinh học (Efanecept, Alefacept, Efalizumab,…)

Ngoài ra bệnh nhân mắc bệnh vẩy nến cũng phải tuân thủ một số chú ý sau đây, kết hợp với sử dụng các phương pháp nêu trên để đạt hiệu quả cao nhất trong việc điều trị:

- Giữ tâm trạng thoải mái, tránh xa stress

- Tránh gãi gây trầy xước tại vết thương

- Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, tránh sử dụng xà bông tại các chỗ bị bệnh, tránh dùng nước quá nóng. Sauk hi tắm dùng khăn sạch mềm nhẹ nhàng lau, tránh bị trầy xước.

- Có thể sử dụng kem dưỡng ẩm sau khi tắm cho những phần da khỏe mạnh còn lại.

- Sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, khám định kỳ để kiểm tra tình trạng bệnh. Nếu có tình trạng bất thường cần nhanh chóng tới gặp bác sĩ để được tư vấn kịp thời.

- Tăng cường các thực phẩm như: thủy hải sản, rau quả, mè đen, hạn chế thịt, trứng, sữa.

- Tuân thủ cả những vấn đề cần phòng tránh được đề cập ở phần 2 để đảm bảo bệnh không bị nặng hơn và khó kiểm soát.

Liên hệ (028) 7300 7115 hoặc 0813440448 để được tư vấn và đặt lịch khám chữa bệnh (không tính phí).

Tags: da lieu phát triển phương pháp

Vui lòng đợi...