Những người nên thận trọng khi sử dụng nước ép trái cây Bệnh nhân đái tháo đường nên hạn chế tối đa uống nước ép từ các loại quả có chứa nhiều đường fructose vì chúng có thể gây tăng đường huyết. Bệnh nhân tiêu chảy không nên uống nước ép trái cây vì có thể làm tình trạng tiêu chảy nặng hơn do làm tăng áp lực thẩm thấu trong ruột. Bệnh nhân viêm loét dạ dày, tá tràng hay viêm tuyến tụy tuyệt đối không uống các loại nước ép trái cây có vị chua như: chanh, cam,...
Sử dụng điều hòa không đúng cách gây hại cho sức khỏe Trong trường hợp cơ thể đang ỏ ngoài môi trường nắng nóng có nhiệt độ 37-40 độ C mà đột ngột tiếp xúc với môi trường điều hòa có nhiệt độ xuống thấp chỉ có 17-18 độ C sẽ làm nhiệt độ cơ thể hạ đột ngột, mồ hôi không toát ra được, tổn hại đến trung khu thần kinh. Sự thay đổi nhiệt độ đột ngột này có thể khiến cơ thể mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt. Nặng hơn có thể làm nhịp tim và hơi...
Nơi tắm Nhiệt độ phòng tắm cho bé nên từ 28 – 30 độ C, Phải là phòng kín và nhất thiết không có gió lùa để tránh bé bị cảm lạnh, trúng gió rất nguy hiểm. Xà phòng tắm Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại xà phòng chuyên dụng có tính kiềm thấp dành cho làn da mỏng manh của trẻ sơ sinh. Tuy nhiên bạn cũng không nên lạm dụng những loại xà phòng này mà chỉ cần dùng nước đun sôi để nguội hoặc pha thêm một vài giọt nước cốt chanh là đủ...
Cổ sưng Cảm giác cổ bị sưng lên, khó chịu khi mặc áo cao cổ hoặc cà vạt, giọng nói khàn hoặc tuyến giáp sưng lên thấy rõ là dấu hiệu của bệnh “bướu cổ” - dấu hiệu cho thấy tuyến giáp của bạn đang gặp vấn đề. Thay đổi ở da và tóc Kết cấu của da chịu ảnh hưởng trực tiếp từ sự trao đổi chất. Khi chức năng tuyến giáp bị suy giảm, hormone tuyến giáp được sản sinh ít đi, sự trao đổi chất chậm lại khiến da không đủ độ ẩm, trở nên khô và...
Ảnh minh họa: Các xoang ở mặt Bình thường xong có một lớp niêm mạc mỏng bao phủ, lớp niêm mạc này tạo ra một lượng nhỏ chất nhày. Khi lớp niêm mạc này bị nhiễm trùng, nó sẽ sưng lên và tạo ra nhiều chất nhày hơn bình thường. Đây chính là nguyên nhân gây ra các triệu chứng ở người bệnh. Viêm xoang có thể xảy ra khi đứa trẻ bị cúm. Những vi sinh vật gây cúm cũng có thể gây nhiễm trùng xoang. Nhiều lần đứa trẻ dường như đã khỏi cúm nhưng sau đó đứa trẻ...
Triệu chứng của lạc nội mạc tử cung là gì? Một số phụ nữ không biểu hiện triệu chứng. Nhưng đa số bị đau bụng dưới ở các thời điểm: trước ngày kinh nguyệt, giữa các kì kinh nguyệt hàng tháng, trong hoặc sau khi quan hệ tình dục, khi đi đại - tiểu tiện. Một số biểu hiện khác bao gồm: khó mang thai, buồn trứng to ra. Những biểu hiện trên cũng có thể không phải do lạc nội mạc tử cung. Nhưng khi có những triệu chứng này, bạn cần phải đi khám sớm nhất có thể...
Bệnh Leukemia có nhiều loại khác nhau. Một số loại tiến triển rất nhanh, và một số khác thì chậm hơn. Hầu hết bệnh Leukemia ở trẻ em là loại tiến triển nhanh, gọi là Leukemia cấp. Có 2 loại Leukemia cấp. Hầu hết Leukemia ở trẻ em là U nguyên bào lympho cấp, gọi là ALL. Một số dạng Leukemia khác ở trẻ là Ung thư bạch cầu dạng tủy cấp, gọi là AML. Các triệu chứng của Leukemia --- Các triệu chứng thường gặp gồm: Mệt mỏi Dễ chảy máu hơn bình thường Dễ sốt hoặc mắc các...
Triệu chứng của ung thư dạ con là gì? Triệu chứng phổ biến nhất là chảy máu bất thường ở âm đạo: Chảy máu ở giữa chu kì kinh nguyệt (ở thời điểm khác với những lần hành kinh binh thường) Kinh nguyệt ra nhiều bất thường so với mọi lần Chảy máu âm đạo bất kì ở những phụ nữ đã mãn kinh Những triệu chứng trên cũng có thể là do tình trạng khác, không phải do ung thư. Nhưng khi có những biểu hiện này, bạn cần phải nói với bác sĩ của mình Kiểm tra...
Bầm tím có thể xảy ra khi trẻ bị đau, ngã hoặc va đập. thường thì vết bầm tím xuất hiện ngay sau đó, hoặc có thể xuất hiện sau 1 - 2 ngày tiếp theo. Vùng bầm tím thường sưng phồng và đau. Một vài trẻ rất dễ bị bầm tím hoặc bị bầm tím mức độ nặng dần, đó là những trẻ có các bệnh về máu như máu khó đông hoặc đang dùng thuốc chống đông máu. Vết bầm tím có thể tự khỏi. Nhưng để cảm thấy tốt hơn và nhanh khỏi, bạn có thể: Đắp gel, chườm lạnh...
Bài viết này sẽ trao đổi về các vết cắt và xước trên da mà không cần khâu. Để chăm sóc các vết cắt và xước như vậy, hãy làm theo các bước sơ cứu cơ bản sau: Làm sạch vùng da bị cắt hoặc xước: Rửa sạch bằng xà bông và nước sạch. Nếu vết thương bẩn, dính thủy tinh và những thứ khác mà bạn không loại bỏ hoặc làm sạch được, hãy gọi cho bác sỹ. Cầm máu: Nếu vết cắt hoặc vết xước chẩy máu, hãy băng ép bằng khăn hoặc gạc sạch vào vết thương...