Chăm sóc vùng bầm tím cho trẻ
Bầm tím có thể xảy ra khi trẻ bị đau, ngã hoặc va đập. thường thì vết bầm tím xuất hiện ngay sau đó, hoặc có thể xuất hiện sau 1 - 2 ngày tiếp theo. Vùng bầm tím thường sưng phồng và đau. Một vài trẻ rất dễ bị bầm tím hoặc bị bầm tím mức độ nặng dần, đó là những trẻ có các bệnh về máu như máu khó đông hoặc đang dùng thuốc chống đông máu.
Vết bầm tím có thể tự khỏi. Nhưng để cảm thấy tốt hơn và nhanh khỏi, bạn có thể:
- Đắp gel, chườm lạnh hoặc rau lạnh lên vùng bị tôn thương mỗi 1 -2 giờ và mỗi lần 15 phút. Đắp khăn mỏng giữa vùng bầm tím và đá lạnh. Sử dụng đá lạnh trong ít nhất 6 giờ sau khi bị tổn thương. Một vài người có thể thấy tốt hơn khi dùng đá lạnh lâu hơn, thậm chí đến 2 ngày sau khi bị tổn thương.
- Nâng vùng tổn thương cao hơn so với tim để giảm sưng phồng.
- Sử dụng thuốc giảm đau và sưng phồng. Thuốc giảm đau như Acetaminophen. Thuốc điều trị đau và sưng phồng như Ipuprofen. Những người có các bệnh mạn tính và dùng thuốc dài ngày không nên dùng Ibuprofen. Nếu bạn không chắc chắn, hãy trao đổi với bác sỹ.
Bạn không nên:
- Chườm ấm vào vùng bầm tím
- Dùng kim tiêm đâm vào vùng bầm tím.
Bạn nên gọi cho bác sỹ nếu:
- Trẻ bị sốt
- Vùng bầm tím gây sưng khớp
- Trẻ không di chuyển được do vết bầm tím
- Trẻ bị bầm tím mà không dõ nguyên nhân hoặc chảy máu bất thường như trong lợi hoặc nước tiểu.
(Biên dịch: Cấn Thị Hoa – Cử nhân điều dưỡng tiên tiến khóa 1 – Đại học Y Hà Nội)
Liên hệ (028) 7300 7115 hoặc 0813440448 để được tư vấn và đặt lịch khám chữa bệnh (không tính phí).