10 lý do tại sao bạn không nên cho trẻ sơ sinh bú sữa bình


Tuy nhiên, những người nghiên cứu đã chỉ ra rằng cho trẻ sơ sinh bú bằng bình vừa không tốt cho cả mẹ và bé.

Cho trẻ sơ sinh bú bằng bình không tốt như các bà mẹ lâu nay vẫn thường nghĩ. Thực tế, cách làm này có thể khiến trẻ bị nhiễm khuẩn dễ dàng, gặp các vấn đề về răng và thẩm mỹ khuôn mặt sau này. Dưới đây là 10 lý do tại sao bạn cần thay đổi thói quen cho trẻ sơ sinh bú bằng bình ngay hôm nay.

 

 

1. Trẻ từ chối bú vú mẹ khi đã quen bú núm vú giả

Một khi trẻ đã quen bú bằng bình và núm vú giả, trẻ sẽ dễ dàng từ chối ngậm vú mẹ. Đây quả thật là một vấn đề lớn khi bạn cho con ra ngoài và không có sẵn bình đựng sữa ở bên.

2. Bú sữa bình có thể khiến trẻ bú quá no

Thông thường, bầu sữa mẹ có thể điều tiết được lượng sữa chảy ra trong quá trình cho con bú nhanh hoặc chậm, ít hoặc nhiều. Trong khi đó, bình sữa hoạt động không linh hoạt như bầu sữa của mẹ. Sữa chảy qua núm vú giả ở bình sữa nhiều và không điều tiết nhanh chậm hiệu quả được. Vậy nên, dù thời gian bú mẹ trực tiếp và bú bình là như nhau nhưng trẻ có thể nhanh no hơn khi bú bằng bình. Nếu không lưu ý đến vấn đề này, mẹ có thể cho con bú quá no, rất không tốt cho con.

3. Trẻ có thể bị đau bụng khu bú sữa bình

Trẻ sơ sinh cũng rất dễ bị đau bụng khi bú bình, do trẻ có thể nhận một lượng không khí ở ngoài vào bụng trong suốt quá trình bú. Kết quả là em bé có thể bị tắc nghẽn ruột và sinh ra đau bụng. 

4. Bú sữa bình gây nhiễu khuẩn dễ dàng

Do bú bằng bình, nên vi khuẩn ở trong không khí dễ dàng lọt vào bình và núm vú giả gây ra nhiễm khuẩn ở trẻ. Trong đó, tiêu chảy là triệu chứng rõ ràng nhất của vấn đề nhiễm khuẩn qua đường ăn uống. Tiệt trùng bình sữa là bước quan trọng để đẩy lùi tình trạng nhiễm khuẩn cho trẻ sơ sinh, nếu bạn cần phải cho con bú bằng bình.

 

 

5. Bú sữa bình gây bất tiện

Nếu so sánh việc cho con bú sữa bằng bình và bú sữa mẹ trực tiếp, bạn sẽ thấy rằng cho con bú bằng bình bất tiện hơn. Bạn phải làm rất nhiều bước trước khi cho trẻ bú, bao gồm việc tiệt trùng bình sữa, làm khô bình, vắt sữa vào bình, cầm bình sữa trong suốt quá trình cho con bú, bảo quản sữa còn trong bình đúng cách và tiệt trùng bình sữa sau khi cho trẻ bú xong. Thật là phức tạp phải không các mẹ!

6. Bú sữa bình có thể dẫn đến các vấn đề về răng

Sử dụng núm vú giả thường xuyên có thể dẫn đến các vấn đề về răng của trẻ sau này, ví dụ như răng mọc lệch. Hậu quả là sau này bạn sẽ phải sử dụng biện pháp chỉnh hình răng cho con như niềng răng, nắn chỉnh răng.

7. Trẻ bú sữa bình dễ bị nhiễm trùng tai

Cho con bú sữa bằng bình có thể làm tăng cơ hội cho sữa chảy nhiều, tràn qua ống tai của trẻ sơ sinh và dẫn đến tình trạng nhiễm trùng tai của chúng một cách dễ dàng. Bú vú mẹ trực tiếp thì an toàn hơn vì ngực mẹ ở bên trên nên sữa thừa chảy ra có xu hướng chảy xuống cằm và cổ trẻ thay vì chảy đến tai.

8. Bú sữa bình có thể ảnh hưởng đến thẩm mỹ khuôn mặt của trẻ

Sự thực là khi bú sữa bằng bình thường xuyên, trẻ sơ sinh có xu hướng nhai núm vú giả và khiến cơ mặt của trẻ phát triển bất bình thường, ảnh hưởng đến thẩm mỹ khuôn mặt của chúng sau này.

9. Bú sữa bình làm giảm sự kết nối giữa mẹ và con

Rõ ràng là khi cho con bú trực tiếp, mẹ sẽ tăng tiếp xúc với con qua bầu ngực, núm vú, khuôn mặt và cả cơ thể. Điều này giúp mẹ truyền hơi ấm cho con, chia sẻ mùi cơ thể và giao tiếp qua ánh mắt, giọng nói. Ngược lại, khi cho con bú bằng bình sữa, mẹ có thể hạn chế tiếp xúc với con một phần nhất định. 

10. Bình sữa có thể gây bỏng cho trẻ nếu hâm sữa quá nóng

Thêm nữa, lý do bạn không nên cho trẻ sơ sinh bú bằng bình vì bạn có thể khiến trẻ bị bỏng da nếu hâm sữa quá nóng. Thông thường, sữa từ bầu ngực của mẹ có nhiệt độ ấm tự nhiên thích hợp nhất, dù là ở mùa nào. Nhưng khi bạn đã vắt sữa ra bình, sữa bị lạnh đi và việc hâm sữa quá nóng thiếu kiểm soát và thiếu kiểm tra kỹ rất dễ dàng làm trẻ bị bỏng, khóc thét lên và sợ bú.

 

 

Những lý do hàng đầu để cho con bú sữa mẹ

Nuôi con bằng sữa mẹ là một trong những khía cạnh thú vị nhất và cũng là sự đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho con của phụ nữ mới làm mẹ. Những tuần đầu tiên, việc cho con bú diễn ra có thể sẽ khá khó khăn đối với bạn, và rất nhiều phụ nữ bỏ cuộc trước khi họ và bé có những trải nghiệm với vô số các lợi ích trong vấn đề này. Dưới đây là những lý do tuyệt vời để bạn tiếp tục cố gắng. 

Sữa mẹ - thực phẩm hoàn hảo

Sữa mẹ là vật chất lỏng, nó có thể tăng lên theo thời gian để đáp ứng các nhu cầu dinh dưỡng giúp bé phát triển.

Ngay sau khi sinh, vú của người mẹ sản xuất sữa non. Với hình thức này, sữa mẹ được sinh ra có chứa các thể kháng bệnh, carbohydrate, protein, vitamin và khoáng chất, bao gồm các vitamin B, E, kẽm, và Beta Carotene. Sữa non có ít chất béo để bé có thể tiêu hóa dễ dàng, giảm bớt các trường hợp táo bón và tiêu chảy. Sữa non giúp bé miễn dịch bảo vệ dạ dày và ruột chống lại virus và vi khuẩn không mong muốn. Ăn sữa non cũng thúc đẩy quá sự bài tiết phân su - phân đầu tiên của bé. Điều này giúp loại bỏ bilirubin dư thừa và làm giảm bị vàng da ở trẻ.

Sau 3-4 ngày chăm sóc, sữa non được thay thế bằng sữa chuyển tiếp, nó có màu sắc nhẹ hơn và lượng nước nhiều hơn để bảo vệ trẻ sơ sinh khỏi tình trạng mất nước. Một tuần đến 10 ngày sau đó, sữa trở thành sữa trưởng thành. Hơn 30 ngày tiếp theo, sữa trưởng thành này tiếp tục thay đổi như lượng calo, carbohydrate, và chất béo tăng.

 

 

Sữa mẹ cũng trải qua những thay đổi theo thức ăn. Trong vài phút đầu tiên, vú sản xuất sữa non, đặc hơn và đáp ứng nhu cầu trước mắt của trẻ sơ sinh cho các chất lỏng và carbohydrate. Sữa hind là một trong những loại sữa non, nó nhiều chất béo hơn, cung cấp lượng calo cần thiết cho sự phát triển tối ưu của một trẻ sơ sinh và phát triển trí não. Chăm sóc mẹ thường xuyên trong những tuần đầu tiên sẽ tạo ra một nguồn cung cấp sữa phù hợp cho sự phát triển của bé.

Bảo vệ chống lại bệnh tật

Khi chào đời, hệ thống miễn dịch của trẻ sơ sinh chưa phát triển đầy đủ. Trẻ sơ sinh chưa có khả năng miễn dịch để phòng tránh sự lây nhiễm. Trong khi đó, sữa mẹ là nơi tập trung các tế bào máu trắng và kháng thể chống lại bệnh tật.

Sữa non rất giàu Immunoglobulin A, một kháng thể giúp bảo vệ màng nhầy của bé (bao gồm cả cổ họng, phổi và ruột) khỏi virus và vi khuẩn. So với thức ăn trẻ sơ sinh không được bú mẹ, trẻ được cho bú mẹ thường xuyên sẽ giảm được các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, cảm lạnh, viêm phổi, viêm màng não, nhiễm trùng đường tiết niệu, dị ứng, hen suyễn và eczema. Trẻ sơ sinh bú sữa mẹ cũng có xu hướng có ít trường hợp tiêu chảy. Các bệnh như ung thư hạch, viêm khớp dạng thấp ở tuổi chưa thành niên, bệnh Crohn và Celiac Sprue (rối loạn đường ruột) sẽ có nguy cơ mắc thấp hơn ở trẻ em được nuôi bằng sữa mẹ trong năm đầu tiên.

Liên hệ (028) 7300 7115 hoặc 0813440448 để được tư vấn và đặt lịch khám chữa bệnh (không tính phí).

Tags: nhi khoa nhiễm khuẩn trực tiếp tiêu chảy tiệt trùng trùng bình tình trạng thường xuyên nhiễm trùng phát triển trong những miễn dịch tiệt trùng bình


Tạ Minh Đức

9/4 Cao Thắng, Phường 2, Quận 3
Chuyên: Nhi Khoa

Chong Jin Ho

585 North Bridge Road Singapore 188770
Chuyên: Nhi Khoa, Da liễu

Joyce Chua Horng Yiing

585 North Bridge Road Singapore 188770
Chuyên: Ung Thư, Nhi Khoa, Ngoại Khoa

Veronica Toh

585 North Bridge Road Singapore 188770
Chuyên: Nhi Khoa

Nguyễn Thị Thanh Thúy

18-20 Phước Hưng, Phường 8, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên: Tai Mũi Họng, Nhi Khoa

Làm gì khi trẻ quấy khóc bất thường?

Quấy khóc bất thường được định nghĩa là tình trạng trẻ nhỏ trong ba tháng...

Nguyên nhân và cách chữa dậy thì muộn

Thế nào là dậy thì muộn? — Dậy thì là thuật ngữ chỉ sự thay đổi trong...

Đại tiện không tự chủ ở trẻ em

Đại tiện không tự chủ ở trẻ em là khi đứa trẻ đã được dạy...

Ống thông tai - Ear tubes

Ống thông tai là những ống nhỏ được bác sỹ đặt vào màng nhĩ của...

3 thói quen dùng thuốc của phụ huynh có thể hại chết con trẻ

Khi trẻ có các triệu chứng sốt, ho, sổ mũi bố mẹ liền vội vàng...

Vui lòng đợi...