9 lời khuyên khi tiêm chủng cho trẻ em
Tìm hiểu thông tin
Ngoài các cơ sở y tế nhà nước, một số bệnh viện và phòng khám đa khoa tư nhân đạt chuẩn cũng được phép cung cấp dịch vụ tiêm chủng. Trước khi thực hiện, bác sĩ sẽ tư vấn và giải thích cụ thể về những tác động mà vaccine có thể tạo ra trong cơ thể trẻ. Điều này sẽ giúp gia đình bạn cảm thấy yên tâm hơn.
Mang theo món đồ mà trẻ thích
Hãy mang theo món đồ chơi, cái chăn, hay cuốn truyện mà trẻ ưa thích để khiến trẻ phân tâm hay cảm thấy an ủi trong quá trình tiêm chủng. Bạn nên hỏi ý kiến bác sỹ trước khi mang theo món đồ này vào khu vực tiêm chủng.
Thưởng cho trẻ món đồ ăn vặt ưa thích
Sự an ủi ngọt ngào này có thể khiến con bạn tạm quên đi và cảm thấy bớt đau. Nếu là trẻ trên 6 tháng tuổi thì bạn có thể cho bé uống nước trái cây hay nước siro. Nếu trẻ còn đang bú sữa mẹ thì đây có thể là một cách hữu hiệu giúp trẻ bình tĩnh và được an ủi hơn.
Chuẩn bị tâm lý cho trẻ
Trẻ em rất thông minh. Hãy dành thời gian giải thích những điều trẻ sẽ trải qua khi tiêm chủng. Nên cho trẻ biết rằng bé sẽ bị chích nhẹ và cảm giác đó sẽ biến mất nhanh chóng. Ngay cả khi trẻ chưa hiểu những gì bạn nói, thì giọng nói an ủi của bạn cũng khiến trẻ cảm thấy thoải mái hơn. Đừng hù doạ hay kể những câu chuyện đáng sợ khi đưa trẻ đi tiêm chủng.
Luôn bình tĩnh và lạc quan
Câu châm ngôn “Một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ” đặc biệt đúng với những gia đình có trẻ em. Bé thường bị ảnh hưởng bởi cảm xúc của ba mẹ khi trải nghiệm thế giới xung quanh. Ôm ấp, âu yếm, nói thầm những mẩu chuyện nho nhỏ, vui tai với thái độ bình tĩnh, yên tâm sẽ giúp con bạn vượt qua việc tiêm chủng một cách dễ dàng.
Trò chơi phân tâm
Ba mẹ là những bậc thầy của trò chơi phân tâm - hãy sử dụng kỹ năng này. Chọn một thời điểm ngay trước khi tiêm chủng để gọi tên con, ru con bằng bài hát ưa thích hoặc thu hút sự chú ý của con bằng những hành động bắt mắt, vui nhộn. Tiếp tục thu hút sự tập trung của con vào ba mẹ ngay cả sau khi tiêm xong.
Quấn khăn giữ cho trẻ cảm thấy an tâm hơn
Quấn khăn là một kỹ thuật tuyệt vời giúp trấn an trẻ sơ sinh. Kỹ thuật này giúp cố định tay, chân, cơ thể trẻ trong một cái khăn hay quần áo, mang đến cho trẻ cảm giác thoải mái, nhưng chắc chắn y như khi trẻ còn trong bụng mẹ.
Trẻ em lớn cũng cần được quan tâm
Nếu trẻ lớn hơn một chút, hãy cùng bé chơi trò “hít sâu, thở ra từ từ” để trẻ quên đi sự đau đớn. Hãy giúp trẻ tưởng tượng rằng, cơn đau sẽ biến mất từ từ sau mỗi lần chơi. Ba mẹ cũng có thể thu hút sự chú ý của con vào các điều thú vị xung quanh khu vực tiêm chủng hay kể cho bé nghe vài mẩu chuyện vui nhộn để phân tán sự chú ý của trẻ vào việc tiêm chủng.
Quan sát con sau tiêm chủng
Đôi khi, trẻ em có phản ứng nhẹ với vaccine, chẳng hạn như đau nơi mũi tiêm đâm vào, nổi ban, hay phát sốt. Những phản ứng này là bình thường và sẽ sớm biến mất. Khi về nhà, bạn có thể dùng một miếng khăn ướt chườm lên nơi đã tiêm để làm giảm sưng. Tắm mát cho con để làm giảm sốt hoặc hỏi ý kiến bác sĩ nếu muốn sử dụng thuốc. Đọc truyện hay hát bài hát mà bé ưa thích, hoặc âu yếm, an ủi để trẻ cảm thấy được quan tâm, chú ý. Cuối cùng, liên hệ ngay với bác sĩ nếu có diễn biến bất thường.
Hãy liên hệ tổng đài EasyCare (028) 7300 7115 (không tính phí) ngay hôm nay để được tư vấn về chương trình và đặt lịch khám chữa bệnh tại chuyên khoa phù hợp.