Trẻ em nói bậy, chửi thể


 

Vì sao trẻ nói bậy, chửi thề?

Học tập từ người khác: Ngôn ngữ không tự nhiên mà có. Trẻ em, khi còn nhỏ, để có thể biết nói, trẻ phải nghe, quan sát người khác nói chuyện với trẻ, dần hình thành ngôn ngữ không lời, tập nói bập bẹ và cuối cùng là nói thành từ, câu. Việc nói bậy, chửi thể cũng vậy, cũng xuất phát từ nghe, quan sát người khác.

Người lớn vô tình duy trì hành vi nói dối của con: cũng như đối với trẻ nói dối, có những phụ huynh cười vui khi nghe con em nói bậy hoặc học chửi thể. Việc cười và khen đó khiến trẻ nghĩ rằng lời nói đó được khuyến khích nên sẽ tiếp tục duy trì.

Thể hiện tâm trạng chống đối nếu cố tình nói trước mặt người khác: điều này thường chỉ có ở trẻ vị thành niên, với ý muốn thách thức cảm xúc, tâm trạng của người khác hoặc có ý định hạ thấp, lăng nhục.

 

Ứng xử thế nào khi biết con nói bậy, chửi thề

Đầu tiên, phụ huynh cần bình tĩnh, việc tức giận có thể dẫn tới hành vi la mắng, đánh đập trẻ. Sau đó, phụ huynh cần tìm hiểu động cơ của việc nói bậy, chửi thề đó và cần trao đổi thẳng thắn, nghiêm túc với trẻ. Bầu không khí an toàn (không đe doạ), cởi mở là điều kiện cần để trẻ có thể trao đổi với phụ huynh về lý do nói dối (nhưng vẫn giữ thái độ nghiêm túc). Khi hiểu được lý do, phụ huynh phân tích với trẻ điều đúng hoặc sai và hỏi trẻ về giải pháp nếu gặp lại tình huống tương tự, giúp trẻ đưa ra giải pháp hợp lý nhất. Phụ huynh tiếp tục dõi theo hành vi và cách ứng xử tốt của trẻ để kịp thời khen ngợi hành vi tốt hoặc tiếp tục điều chỉnh hành vi chưa phù hợp. Khi cần thiết, nên tìm đến sự hỗ trợ từ các nhà chuyên môn khi trẻ có hành vi nói dối, nói bậy, chửi thề không kiểm soát.

 

 

Làm gì khi trẻ nói bậy và chửi thề

Cha mẹ là tấm gương soi cho con, trẻ con thường học theo cách ứng xử của người lớn như cha mẹ, ông bà, thầy cô. Vì vậy, nếu người lớn nói bậy, chửi thề, trẻ cũng sẽ có xu hướng này. Hãy dành thời gian cho con mỗi ngày, trẻ con luôn cần sự quan tâm của cha mẹ, thể hiện bằng hành động chơi cùng con, trò chuyện với con. Ngoài việc duy trì sự gần gũi với con, còn giúp phụ huynh nắm bắt được diễn biến hằng ngày, suy nghĩ, cảm xúc của con và hỗ trợ kịp thời khi có vấn đề. Việc dành thời gian ấy cũng khiến trẻ ghi nhận người lớn có quan tâm đến trẻ và chỉ khi trẻ cảm thấy được quan tâm đủ thì trẻ không cần tìm kiếm sự quan tâm bằng những hành vi tiêu cực. Phân tích cho trẻ hiểu về tác hại của lời nói bậy, chửi thề bằng những mẫu truyện tranh hoặc những câu chuyện diễn ra xung quanh trẻ.

Chú ý những điều con làm tốt. Nếu trẻ ít được quan tâm, trẻ sẽ luôn thử những hành vi để tìm kiếm sự quan tâm của người khác. Vì vậy, để tránh những hành vi tiêu cực, phụ huynh cần chú ý đến những hành vi tốt dù rất nhỏ của con và khen ngợi hành vi đó. Việc khen ngợi giúp trẻ hiểu đó là hành vi được mong đợi và sẽ tiếp tục cố gắng làm điều tích cực để lại được khen. Phương pháp này được đánh giá là có hiệu quả cao để hạn chế những hành vi tiêu cực.

 

Vui lòng gọi điện đến tổng đài EasyCare (028) 7300 7115 (không tính phí) ngay hôm nay để được tư vấn, đặt lịch tầm soát và khám chuyên khoa phù hợp.

 

Thạc sĩ tâm lý Nguyễn Thị Diệu Anh

Khoa tâm lý - Bệnh viện Nhi Đồng 1

Liên hệ (028) 7300 7115 hoặc 0813440448 để được tư vấn và đặt lịch khám chữa bệnh (không tính phí).

Tags: trẻ em nghiện nghiện game bực tức cáu gắt tâm lý hành vi tâm lý học trẻ em tâm lý hành vi bác sĩ Diệu Anh chửi thề chửi bậy học trò học đường người lớn la mắng chữa trị điều trị


Nguyễn Thị Diệu Anh

9/4 Cao Thắng, Phường 2, Quận 3
Chuyên: Tâm Lý, Nhi Khoa

Phan Ngọc Thanh Trà

25 Hoàng Hoa Thám, Phường 6, Quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh
Chuyên: Tâm Lý, Nhi Khoa

Chua Siew Eng

585 North Bridge Road Singapore 188770
Chuyên: Tâm Lý

Làm gì khi trẻ quấy khóc bất thường?

Quấy khóc bất thường được định nghĩa là tình trạng trẻ nhỏ trong ba tháng...

Nguyên nhân và cách chữa dậy thì muộn

Thế nào là dậy thì muộn? — Dậy thì là thuật ngữ chỉ sự thay đổi trong...

Đại tiện không tự chủ ở trẻ em

Đại tiện không tự chủ ở trẻ em là khi đứa trẻ đã được dạy...

Ống thông tai - Ear tubes

Ống thông tai là những ống nhỏ được bác sỹ đặt vào màng nhĩ của...

3 thói quen dùng thuốc của phụ huynh có thể hại chết con trẻ

Khi trẻ có các triệu chứng sốt, ho, sổ mũi bố mẹ liền vội vàng...

Vui lòng đợi...