Gây mê


gây mê

Những thuốc này hoạt động đảm bảo rằng bệnh nhân :

Không cảm thấy đau

Không cử động trong suốt quá trình phẫu thuật  hoặc thủ thuật

Không nhớ tiến trình làm trong ca phẫu thuật hoặc thủ thuật

Những loại gây mê khác nhau là gì ?

Có 3 loại gây mê chính bao gồm :

Gây tê tại chỗ - Đây là loại gây tê sử dụng thuốc làm tê một phần nhỏ của cơ thể để bạn không cảm giác đau. Nó có thể là dạng kem, gel, xịt trên da và cũng có thể dạng tiêm vào da. Bạn có thể tỉnh táo khi gây tê tại chỗ. Bác sĩ gây tê tại chỗ trước tiểu phẩu như sinh thiết da hoặc ngực. Sinh thiết là lấy mẫu nhỏ mô bằng kim tiêm.

gây mê

Gây mê khu vực - Đây là loại gây mê làm mất cảm giác đau diện rộng của cơ thể như cánh tay, chân hoặc nửa phần dưới của cơ thể. Bác sĩ đặt mũi kim nhỏ vào vùng lưng phía dưới. Mũi kim chạm tới dịch của tủy sống nơi chứa bó thần kinh chạy xuống lưng. Bệnh nhân sau đó được tiêm thuốc giãn cơ và giảm đau khiến bệnh nhân không thể di chuyển được. Loại gây mê này có thể sử dụng trong ca phẫu thuật ở chân hoặc bụng.

Loại khác là gây mê ngoài màng cứng. Bác sĩ sử dụng mũi kim để đưa ống nhỏ (catheter) vào vùng lưng phía dưới gần dây thần kinh quanh cột sống. Một số phụ nữ sinh em bé được gây tê ngoài màng cứng. Một số phẫu thuật ngoại khoa được gây mê ngoài màng cứng để kiểm soát đau sau phẫu thuật.

gây mê

Nếu bạn được gây mê khu vực, bạn có thể tỉnh hoặc bạn có thể được tiêm thuốc an thần khiến bạn có cảm giác buồn ngủ.

Gây mê toàn bộ: Loại gây mê này làm bệnh nhân bất tỉnh vì thế bệnh nhân không cảm giác, nhìn hoặc nghe thấy gì trong suốt quá trình phẫu thuật. Một số loại thuốc được đưa thông qua đường tĩnh mạch. Loại khác dạng khí bệnh nhân được thở qua mask. Bệnh nhân có thể dùng ống thở (loại ống đi xuống họng và vào phổi, đầu kia nối với máy thở).

Bác sĩ gây mê làm gì ?

Bác sĩ gây mê sẽ gặp bạn trước phẫu thuật và hỏi bạn các câu hỏi bao gồm :

Bạn có các vấn đề sức khỏe không ?

Bạn có vấn đề nha khoa như răng lung lay hay răng giả không ?

Những thuốc gì bạn đã dùng bao gồm thuốc không kê theo đơn và thực phẩm chức năng ?

Bạn có hút thuốc, uống rượu hoặc sử dụng thuốc cấm không ?

Bạn có dị ứng với thức ăn hoặc thuốc gì không ?

Bạn có họ hàng đã từng có phản ứng với thuốc gây mê chưa ?

Loại gây mê của bạn phụ thuộc vào :

Câu trả lời những câu hỏi trên

Loại phẫu thuật và thủ thuật bạn có

Trong một vài trường hợp, bác sĩ phẫu thuật chỉ định loại gây mê nhất định nhưng trong một số trường hợp, bạn có thể lựa chọn giữa các loại gây mê khác nhau.

Bác sĩ gây mê sẽ giải thích và trả lời các câu hỏi của bạn. Bác sĩ sẽ kiểm tra cẩn thận nhịp thở, huyết áp và nhịp tim trong suốt quy trình đảm bảo bạn không cảm giác đau. Nếu bạn được gây mê toàn bộ , bác sĩ gây mê sẽ chắc chắn rằng bạn bất tỉnh.

Tôi có thể bị tỉnh trong suốt quá trình gây mê toàn bộ không ?

Rất hiếm trường hợp bệnh nhân tỉnh trong lúc gây mê toàn bộ ( ít hơn 1 bệnh nhân trong 15000 ca phẫu thuật). Bác sĩ phẫu thuật sẽ kiểm tra phản ứng của bạn trong ca phẫu thuật và điều chình thuốc.

Có tác dụng phụ của gây mê không ?

Mỗi loại gây mê đều có tác phụ. Nếu bạn gây mê tủy sống hoặc ngoài màng cứng, bạn có thể cảm thấy tê bì trong thời gian ngắn sau phẫu thuật hoặc thủ thuật. Bạn có thể khó đi tiểu. Trường hợp hiếm là chảy máu hoặc nhiễm trùng vị trí mũi tiêm đưa vào cơ thể. Những vấn đề này thường hết sau vài ngày.

Khi bạn tỉnh sau khi gây mê cục bổ, bạn có thể cảm thấy chệnh choảng hoặc choáng. Các tác dụng phụ khác bao gồm :

Cảm thấy buồn nôn hoặc nôn. Bác sĩ sẽ kê đơn.

Đau họng. Vấn đề này có thể xảy ra với bệnh nhân đặt ống thở và thường giảm đau họng sớm.

Những bệnh nhân có vấn đề về thở sau phẫu thuật đôi khi cần tiếp tục dùng ống thở và thở máy.

Tôi nên biết thêm gì nữa về gây mê ?

Trước phẫu thuật, bạn nên có cảm giác thoải mái hỏi bác sĩ gây mê bất cứ câu hỏi gì về  nguy cơ và lợi ích của gây mê và loại gây mê nào tốt cho bạn. An toàn của bệnh nhân trong suốt quá trình phẫu thuật đã được cải thiện trong nhiều năm nay và đây là vấn đề quan tâm chính của bác sĩ gây mê.

(Biên dịch: Trần Thị Huyền Trang - Cử nhân điều dưỡng tiên tiến K1 - ĐH Y Hà Nội)

 

Liên hệ (028) 7300 7115 hoặc 0813440448 để được tư vấn và đặt lịch khám chữa bệnh (không tính phí).

Tags: gây mê gây tê phẫu thuật trong phẫu bệnh nhân ngoài màng màng cứng trình phẫu thuật trong phẫu thuật ngoài màng cứng


Nguyễn Ngọc Huấn

201B Nguyễn Chí Thanh, Quận 5, TP.HCM
Chuyên: Ngoại Khoa

Bùi Phú Ấn

65A Lũy Bán Bích - Phường Tân Thới Hòa - Quận Tân Phú - TP.Hồ Chí Minh
Chuyên: Ngoại Khoa, Ngoại Thần Kinh

Đỗ Văn Công

501 Nguyễn Oanh, Phường 17, Quận Gò Vấp, TP.Hồ Chí Minh
Chuyên: Ngoại Khoa

Seah Ai-Lin Aileen

Lầu 3, 4, 5, Tòa nhà Belco 97 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường Bến Thành, Quận 1, TP. HCM
Chuyên: Tiêu Hóa, Ngoại Khoa

Wong Jen San

585 North Bridge Road Singapore 188770
Chuyên: Tiêu Hóa, Ngoại Khoa

Triệu chứng và cách chữa bệnh thalassemia?

Bệnh Thalassemia là gì? Thalassemia là một tình trạng bệnh liên quan tới các tế...

Cách phát hiện và điều trị bệnh xuất huyết não nguy hiểm

Xuất huyết não là gì? Tai biến mạch máu não (đột quỵ) là một thuật...

Dị tật lỗ đái lệch thấp

Dị tật lỗ đái lệch thấp là gì? Lỗ đái lệch thấp là một thuật ngữ...

Gây mê

Gây mê là gì? Gây mê là thuật ngữ bác sĩ sử dụng các loại...

Ghép gan và những thông tin hữu ích bạn cần biết

Ghép gan là gì? — Ghép gan là loại phẫu thuật mà bác sỹ sẽ thay...

Vui lòng đợi...