Ghép gan và những thông tin hữu ích bạn cần biết


Tại sao tôi cần phải ghép gan? — Bạn sẽ cần ghép gan nếu có bệnh gan nghiêm trọng. Đó là tình trạng khi gan không thực hiện được chức năng vốn có của mình. Điều này gây ra các triệu chứng như mệt mỏi cũng như sưng phù vùng bụng và chân. Nó cũng có thể khiến da và củng mạc mắt chuyển sang màu vàng. Người mắc một số dạng ung thư gan cũng có thể cần thực hiện phẫu thuật ghép gan.

Trước khi thực hiện ghép gan, các bác sỹ sẽ cố gắng sử dụng các phương pháp điều trị khác. Việc ghép gan chỉ được khuyến cáo cho người bệnh khi các phương pháp điều trị khác đều không có tác dụng.

Chuyện gì sẽ xảy ra trước khi tôi thực hiện gháp gan? — Trước khi thực hiện phẫu thuật ghép gan, bạn cần phải trải qua một vài bước.

Bác sỹ sẽ gửi bạn tới các trung tâm gan mật (các bệnh viện thưc hiện ghép gan). Bạn sẽ cần phải ở lại bệnh viện nếu quá yếu. Tại đó, bạn sẽ được thăm khám và làm các xét nghiệm máu cũng như trao đổi với các bác sỹ khác nhau. Các bác sỹ sẽ hỏi bạn về các vấn đề sau:

●Các bệnh lý khác và các loại thuốc mà bạn sử dụng

●Lối sống (ví dụ. sử dụng rượu, nghiện ma túy hay thuốc lá)

●Gia đình và các hệ thống hỗ trợ khác

Không phải tất cả các bệnh nhân đến trung tâm gan mật đều được làm phẫu thuât ghép gan. Để được xem xét, bạn phải đáp ứng một số tình trạng nhất định, ví dụ:

●Mắc bệnh gan trầm trọng mà việc điều trị bằng các phương pháp khác không có cải thiện

●Không mắc bệnh tim hay bệnh phổi nặng, như COPD

●Hiện tại hoặc trong vòng 5 năm gần nhất không mắc một số dạng bệnh ung thư nhất định

●Không nghiệm rượu và ma túy

●Chấp nhận uống thuốc chống thải ghép trong suốt phần đời còn lại

Nếu bạn thỏa mãn tất cả các điều kiên trên, ban sẽ được đưa vào danh sách chờ ghép gan.

Có môt số bệnh nhân được ghép với một phần gan được lấy từ bạn bè hay người thân trong gia đình

Chuyện gì sẽ xảy ra khi có một lá gan đã sẵn sàng để được ghép? — Khi một lá gan đã sẵn sàng để được ghép, tổ chức chuyên phụ trách việc phân phối tạng ghép tới bệnh nhân sẽ chọn người phù hợp nhất với nó. Người bệnh trong danh sách chờ ghép gan sẽ luôn cần mang điện thoại di động hay máy nhắn tin bên mình. Như vậy, học có thể biết được các thông tin nhanh chóng. Khi bạn được gọi đến để ghép gan, bạn cần đến bệnh viện thật nhanh

 

Chuyện gì sẽ xảy ra sau khi ghép gan? — Sauk hi phẫu thuât, hầu hết người bệnh sẽ ở lại bệnh viện một vài tuần trước khi trở về nhà. Các bác sỹ sẽ làm các xét nghiệm thường xuyên để đảm bảo rằng lá gan mới đang làm việc hiêu quả.

Sau phẫu thuật ghép gan, người bệnh cần phải uống thuốc chống thải ghép trong suốt phần đời còn lại. Nó giúp hệ miễn dịch trong cơ thể chấp nhận lá gan mới. Thông thường, hệ miễn dịch giúp con người sống khỏe mạnh bằng cách tấn công các vật thể đến từ bên ngoài cơ thể. Các thuốc chống thải ghép giúp cơ thể không tấn công lá gan mới

 

Những vấn đề nào có thể xuất hiện sau khi ghép gan? — Nhiều bệnh nhân sau phẫu thuật tiến triển rất tốt. Họ có thể làm việc và hoạt động năng động trở lại. Tuy nhiên một số bệnh nhân khác gặp các vấn đề ngay sau khi phẫu thuật ghép gan hoăc sau đó vài năm. Những vấn đề này có thể bao gồm:

 

●Thải ghép – Mặc dù bệnh nhân có uống thuốc chống thải ghép song cơ thể của ho vấn đào thải và tấn công lá gan mới.

●Bệnh gan tái phát – Một số bệnh gan có thể tái phát sau khi ghép gan, tuy nhiên không phải tất cả bệnh gan đều như vậy.

●Các tác dụng phụ của thuốc chống thải ghép– Những thuốc này có những tác dụng phụ ngắn hạn và dài hạn. Ví dụ, chúng làm tăng nguy cơ bị nhiễm khuẩn ở người bệnh. Chúng cũng có những tác dụng phụ dài hạn như làm tăng nguy cơ mắc một số dạng ung thư nhất định

Liên hệ (028) 7300 7115 hoặc 0813440448 để được tư vấn và đặt lịch khám chữa bệnh (không tính phí).

Tags: ghép gan thủ thuật ghép gan phẫu thuật gan mổ gan người bệnh bệnh viện bệnh nhân nhất định uống thuốc thuốc chống chống thải thải ghép được ghép phẫu thuật ghép uống thuốc chống thuốc chống thải chống thải ghép bệnh gan


Nguyễn Thanh Thoại

Số 3, Đường 17A, Phường Bình Trị Đông B, Quận Bình Tân, TP. Hồ Chí Minh
Chuyên: Ngoại Khoa

Law Chee Wei

Lầu 3, 4, 5, Tòa nhà Belco 97 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường Bến Thành, Quận 1, TP. HCM
Chuyên: Tiêu Hóa, Ung Thư, Ngoại Khoa

Eric Teh Chin Huat

585 North Bridge Road Singapore 188770
Chuyên: Ung Thư, Ngoại Khoa

Hoàng Thanh Lâm

189 Đường Lê Văn Việt , Phường Hiệp Phú, Quận 9, Hồ Chí Minh
Chuyên: Ngoại Khoa

Trần Công Duyệt

136 Đường số 14 (P45-D1), Khu dân cư Him Lam , P. Tân Hưng, Q.7, TP.HCM
Chuyên: Thẩm Mỹ, Phẫu Thuật Chấn Thương Chỉnh Hình, Ngoại Khoa, Da liễu

Những tác hại ít biết của rau mồng tơi

Rau mồng tơi, ngoài giá trị làm thực phẩm còn có tính dược lý rất...

Nguyên nhân, cách điều trị nôn và buồn nôn ở người lớn

Mệt mỏi, sốt cao, cứng cổ hoặc nôn ra máu/ dịch màu nâu đen kèm...

Bí quyết trị ngủ ngáy, nghiến răng ban đêm

Nhiều người có những tật xấu khi ngủ như ngáy ngủ, nghiến răng gây ảnh...

Chứng phát ban là gì?

Chứng phát ban là gì? Phát ban là tình trạng rất phổ biến. Có tới...

Sai lầm 'chết người' khi ăn rau xanh cần loại bỏ ngay

Rau xanh là thực phẩm không thể thiếu trong thực đơn hàng ngày, tốt cho...

Vui lòng đợi...