Phát hiện và xử trí đột quỵ


phát hiện và xử trí đột quỵ

Dấu hiệu phát hiện sớm đột quỵ

Yêu cầu người bệnh cười, nói, giơ tay để nhận biết các dấu hiệu sau:

- Tê, yếu hoặc liệt mặt, tay và chân, thường bị ở một bên của cơ thể.

- Rối loạn thị giác ở một hoặc hai mắt như tối mắt, mờ mắt, nhìn đôi, mù mắt.

- Lú lẫn, rối loạn nhận thức.

- Nói khó hoặc nói ngọng.

- Đi không vững, chóng mặt, mất thăng bằng hoặc mất phối hợp vận động.

- Đau đầu dữ dội.

Xử trí khi người thân bị đột quỵ

Đột quỵ là tình trạng khẩn cấp, cần gọi cấp cứu 115.

Lưu ý khi sơ cứu:

- Cần để bệnh nhân nằm yên, đầu nâng cao 30 độ.

- Nới rộng quần áo, theo dõi sắc diện, nhịp thở.

- Quan sát xem bệnh nhân tỉnh hay hôn mê.

- Trấn an bệnh nhân, nhắc họ hít sâu và thở chậm.

- Nếu bệnh nhân ói mửa, cần để đầu nghiêng sang một bên, dùng tay lấy các chất ói mửa từ mũi và miệng bệnh nhân.

- Người bệnh co giật cần để nằm nghiêng, đề phòng họ cắn vào lưỡi bằng cách dùng khăn vải quấn quanh một chiếc đũa hay cán muỗng đặt giữa hai hàm răng của bệnh nhân.

- Nếu bệnh nhân hôn mê, ngừng thở phải tiến hành hô hấp nhân tạo.

Chú ý tuyệt đối không cạo gió, không xoa bóp, không nặn chanh…

Lưu ý dự phòng đột quỵ

Nếu hạn chế được các yếu tố gây bệnh sẽ làm giảm 80% nguy cơ đột quỵ. Do đó phải điều trị tích cực những nguy cơ chính như đái tháo đường, tăng huyết áp, bệnh lý tim mạch, ngăn chặn sự hình thành cục máu đông.  

Thay đổi lối sống, thực hiện chế độ ăn kiêng và hoạt động thể lực là biện pháp quan trọng làm giảm nguy cơ bị vữa xơ động mạch và đột quỵ não. Làm việc nhẹ nhàng, vừa sức, tránh căng thẳng.

Tăng hoạt động thể lực sẽ cải thiện tình trạng tim mạch và làm giảm các yếu tố nguy cơ tim mạch như rối loạn lipid máu, béo phì và tăng huyết áp. Do đó nên tập thể dục đều (đi bộ, chạy bộ, đạp xe, bơi lội…) 30-60 phút mỗi ngày, 4-5 lần một tuần.


 

Liên hệ (028) 7300 7115 hoặc 0813440448 để được tư vấn và đặt lịch khám chữa bệnh (không tính phí).

Tags: xử trí đột quỵ rối loạn nhận thức rối loạn thị giác khó nói đau đầu cấp cứu cục máu đông tăng huyết áp tim mạch đái tháo đường tim mạch


Ng Bee Lim

585 North Bridge Road Singapore 188770
Chuyên: Ngoại Khoa

Nguyễn Thọ Lộ

52 Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội
Chuyên: Nội Khoa, Nội Tổng Hợp, Thần Kinh

Lê Trung Hải

Số 29 Hàn Thuyên, Q. Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội
Chuyên: Ngoại Khoa

Trần Bình Dương

213 Đào Duy Từ, Quận 10, TP. Hồ Chí Minh
Chuyên: Ngoại Khoa, Phẫu Thuật Chấn Thương Chỉnh Hình

Lê Thanh Diễm

MM7 Trường Sơn, Phường 15, Quận 10, TP. Hồ Chí Minh
Chuyên: Ngoại Thần Kinh, Ngoại Khoa

Triệu chứng và cách chữa bệnh thalassemia?

Bệnh Thalassemia là gì? Thalassemia là một tình trạng bệnh liên quan tới các tế...

Cách phát hiện và điều trị bệnh xuất huyết não nguy hiểm

Xuất huyết não là gì? Tai biến mạch máu não (đột quỵ) là một thuật...

Dị tật lỗ đái lệch thấp

Dị tật lỗ đái lệch thấp là gì? Lỗ đái lệch thấp là một thuật ngữ...

Đái tháo đường gây mất khả năng làm cha

Các nhà nghiên cứu Anh cho biết đái tháo đường làm tổn hại tinh trùng...

Gây mê

Gây mê là gì? Gây mê là thuật ngữ bác sĩ sử dụng các loại...

Vui lòng đợi...