Khi nào cần sinh mổ chủ động? Sinh mổ chủ động được chỉ định khi có những tình trạng bệnh lý của mẹ hay thai nhi cần phải chấm dứt thai kỳ ngay. Ví dụ khi mẹ bị cao huyết áp do thai kỳ nặng, huyết áp tăng cao không điều chỉnh được bằng thuốc gây nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi. Hay thai nhi bị kém phát triển trong tử cung, quá ít nước ối, có dấu hiệu suy thai, cần phải đưa thai ra ngay, nếu không sẽ nguy hiểm cho tính mạng của thai nhi....
Dự trữ sắt trong cơ thể người phụ nữ thường không cao do bị mất máu hàng tháng qua kinh nguyệt. Trong khi đó, nhu cầu sắt trong quá trình mang thai tăng gấp 6 lần bình thuờng. Ở những phụ nữ đã mang thai nhiều lần, nhu cầu sắt còn cao hơn vì đã bị mất sắt qua những lần sinh truớc. Vì thế, khi chuẩn bị có em bé, phụ nữ nên uống bổ sung sắt mỗi ngày để cung cấp đủ lượng sắt dự trữ cần thiết cho cơ thể. Acid folic (hay còn được gọi...
Ở 3 tháng giữa của thai kỳ, thai phụ sẽ thấy hiện tượng đau dây chằng. Cơn đau sẽ tăng dần vào 3 tháng cuối thai kỳ. Đau dây chằng là hiện tượng đau nhói hoặc đau âm ỉ ở phần bụng dưới hay bẹn. Nguyên nhân là do tử cung của thai phụ phát triển trong thời gian mang thai, các dây chằng phải căng ra và dày lên để thích ứng và nâng đỡ tử cung. Trong thời gian mang thai, áp lực tử cung cản trở phần nào hoạt động của dạ dày. Sự thay đổi hormone...
Kiểm tra sức khỏe trước khi thụ thai Phụ nữ trong độ tuổi sinh sản khi có ý định mang thai nên đi khám tiền thai kỳ. Điều này sẽ giúp bạn chuẩn bị một nền tảng sức khỏe tốt nhất cho việc mang thai. Việc chăm sóc sức khoẻ của bà mẹ trước khi mang thai ngày càng chứng minh được tầm quan trọng đối với sức khoẻ của cả mẹ và con, đặc biệt với những bà mẹ không may mắc phải các bệnh mãn tính. Bổ sung acid folic sớm Mọi phụ nữ trong độ tuổi sinh...
Việc này không đòi hỏi sự khác biệt nào so với chăm sóc các bộ phận khác của cơ thể. Rửa sạch từ bên ngoài bằng nước sạch và xà phòng hàng ngày là đủ. Khuyến cáo của Viện Hàn lâm nhi khoa Mỹ (AAP) nêu rõ, những cố gắng lộn bao quy đầu có thể khiến bé bị đau đớn, chảy máu và hình thành sẹo dính. Phải mất nhiều năm quá trình tự tách của da quy đầu khỏi quy đầu mới hoàn tất. Đặc điểm sinh lý phần bao quy đầu của trẻ Phần đầu dương vật...
Giữ trạng thái tích cực Thời tiết khó chịu khiến tâm trạng của phụ nữ mang thai vốn đã nhạy cảm, dễ cáu giận lại càng trở nên bực bội hơn. Không chỉ có vậy, mùa hè khiến bà mẹ mang thai dễ mệt mỏi và buồn ngủ hơn bình thường. Do đó, các mẹ cần đảm bảo ngủ đủ giấc bằng những giấc ngủ ngắn để cơ thể được nghỉ ngơi, thư giãn trong thời tiết nắng nóng kéo dài. Việc xoa bóp chân và tắm bằng vòi hoa sen cũng là một giải pháp hiệu quả giúp cơ...
Uống cà phê Nhiều người không thể bắt đầu một ngày làm việc nếu thiếu một tách cà phê. Tuy nhiên, các nghiên cứu cho thấy nếu để thai nhi hấp thụ nhiều chất caffeine sẽ làm tăng nguy cơ sảy thai và thai chết lưu. Việc uống nhiều cà phê sẽ làm tăng nhịp tim và huyết áp của người mẹ, sau đó chuyển thành các biến chứng ở đứa con. Sử dụng mỹ phẩm Phụ nữ lúc nào cũng có nhu cầu làm đẹp. Tuy nhiên, bạn nên cẩn trọng với việc làm đẹp trong thai kỳ vì...
Thế nào được gọi là “Đại dịch”? Là khi một dòng virut mới lan truyền cho nhiều người ở nhiều nơi trên thế giới. Đại dịch cúm đôi khi gây ra những triệu chứng nghiêm trọng hơn rất nhiều so với các chủng cúm theo mùa mà con người bị nhiễm hàng năm. Đại dịch mới phát hiện gần đây nhất là H1N1 hay còn goi là cúm gia súc, bùng phát vào giai đoạn 2009-2010. Ngoài ra cũng có các chủng cúm khác, ví dụ như các chủng của cúm gia cầm - một chủng cúm rất...
Ảnh minh họa: Đứa trẻ trong bức tranh A là bình thường. Đứa trẻ trong bức tranh B có thoát vị hoành bẩm sinh (ruột thoát lên lồng ngực gây chèn ép phổi bên trái) Thoát vị hoành bẩm sinh có thể nhẹ hoặc nặng. Trường hợp thoát vị hoành nặng có thể đe dọa đến tính mạng. Những triệu chứng của thoát vị hoành bẩm sinh là gì? Trước khi sinh, thoát vị hoành bẩm sinh có thể không gây ra biểu hiện gì. Bác sĩ có thể phát hiện đứa trẻ có bị thoát vị hoành bẩm sinh...
Khi phụ nữ mang thai bị nhiễm virut viêm gan B có thể truyền sang bào thai. Trong giai đoạn 3 tháng đầu của thai kỳ thì tỷ lệ lây nhiễm từ mẹ sang con là 1%, nếu mẹ bị bệnh ở 3 tháng giữa của thai kỳ thì tỷ lệ lây nhiễm sang con là 10% và sẽ tăng cao tỷ lệ lây nhiễm sang con tới 60-70% nếu mẹ bị mắc bệnh ở 3 tháng cuối của thai kỳ. Người mẹ bị nhiễm viêm gan siêu vi B trước khi có thai có thể xảy ra khi đang...