Cúm


cúm

 

 

Thế nào được gọi là “Đại dịch”?

Là khi một dòng virut mới lan truyền cho nhiều người ở nhiều nơi trên thế giới. Đại dịch cúm đôi khi gây ra những triệu chứng nghiêm trọng hơn rất nhiều so với các chủng cúm theo mùa mà con người bị nhiễm hàng năm. Đại dịch mới phát hiện gần đây nhất là H1N1 hay còn goi là cúm gia súc, bùng phát vào giai đoạn 2009-2010. Ngoài ra cũng có các chủng cúm khác, ví dụ như các chủng của cúm gia cầm - một chủng cúm rất nguy hiểm và nguồn lây nhiễm đầu tiên là các loài chim.

Các triệu chứng thường gặp nhất của cúm là gì? ---  Tất cả các chủng cúm sẽ đều có các biểu hiện sau:

  • Sốt cao ( >37.8°C)

  • Ho.

  • Đau đầu hoặc đau khắp mình mẩy

Một số ít trường hợp có thêm đau họng hoặc chảy nước mũi.

Cúm có thực sự nguy hiểm??

Vâng, rất có thể. Có người không cần phải chữa trị nhưng vẫn khỏi, tuy nhiên một số khác lại cần phải đi đến khám bác sĩ, thậm chí có nhiều người tử vong. Đó là vì cúm có thể gây viêm phổi nghiêm trọng do vậy cần tránh để virut cúm lây lan.

Vậy có xét nghiệm chẩn đoán cúm không?

Có. Thông thường, bác sĩ sẽ hỏi bạn về một số các triệu chứng của cúm để từ đó kết luận xem bạn có bị cúm không? Nhưng, nếu bạn có nguy cơ bị cúm cao thì bác sĩ sẽ yêu cầu bạn làm thêm một số xét nghiệm.

Làm thế nào để bảo về cơ thể khỏi cúm?--- Có rất nhiều cách, bạn có thể:

  • Rửa tay sạch sẽ với xà phòng và nước hoặc cồn sát khuẩn tay nhanh.

  • Không tiếp xúc với các bệnh nhân đang mắc cúm.

  • Tiêm phòng vaccin cúm hàng năm. Đối với những người trên 65 tuổi, các chuyên gia cho rằng nếu có thể hãy tiêm một liều cao thay vì một liều thông thường. Đối với trẻ em từ 2 đến 8 tuổi, các chuyên gia khuyến cáo nên sử dụng dạng sịt mũi thay vì tiêm, nhưng tất nhiên tiêm cũng vẫn tốt.

Nên làm gì khi mắc cúm?

Nếu bạn nghĩ mình đang mắc cúm, hãy ở nhà, nghỉ ngơi và nên uống nhiều nước. Bạn có thể sử dụng thuốc acetaminophen( ví dụ tylenol) để hạ sốt và giảm đau.

Không nên sử dụng aspirin hoặc thuốc có chứa aspirin cho trẻ dưới 18 tuổi, bởi nó có thể gây ra hội chứng Reye.

Hầu hết mọi người sẽ khỏi sau 1 đến 2 tuần, tuy nhiên bạn sẽ phải đến khám bác sĩ nếu:

  • Khó thở

  • Đau tức ngực hoặc bụng

  • Hoa mắt chóng mặt đột ngột

  • Cảm thấy hoang mang bối rối

  • Nôn nửa dữ dội

Hãy đưa trẻ đến bác sĩ nếu chúng:

  • Bắt đầu thở dốc hoặc có dấu hiệu khó thở

  • Có các dấu hiệu da trở nên xanh tím

  • Không uống đủ nước

  • Ngủ li bì

  • Không muốn nô đùa

  • Mắc cúm đã điều trị khỏi sau đó lại mắc lại với các triệu chứng sốt hoặc ho

  • Sốt đi kèm với phát ban

Nếu bạn quyết định đi khám bác sĩ, hãy nói một cách thật chính xác rằng tại sao bạn ở đó. Các nhân viên y tế có thể sẽ yêu cầu bạn đeo khẩu trang hoặc đưa bạn sang khu vực cách ly.

Dù bạn có đi gặp bác sĩ hay không thì bạn cũng nên ở trong nhà khi bạn bị cúm. Không đi làm hoặc đi học cho đến khi hạ sốt ít nhất 24h, không dùng thuốc hạ sốt (ví dụ như acetaminophen). Nếu bạn làm việc trong môi trường phải chăm sóc bệnh nhân, bạn cần phải ở nhà lâu hơn nếu bạn vẫn ho. Ngoài ra, cũng cần phải che miệng và mũi khi bạn ho hoặc hắt xì.

Cúm có thể điều trị được không?

Có. Sử dụng các thuốc kháng virut có thể giúp tránh xa các vấn đề gây ra bởi cúm. Không phải ai bị cúm cũng dùng một loại kháng virut như nhau, bác sĩ sẽ quyết định xem bạn cần sử dụng loại nào. Lưu ý rằng thuốc kháng sinh không có tác dụng với virut cúm.

Nếu tôi đang có thai thì phải làm sao?

Sẽ thực sự rất nguy hiểm nếu các phụ nữ mắc cúm trong thời kỳ mang thai. Vì vậy điều quan trọng các bà bầu cần lưu ý là tiêm vacine phòng cúm và cách ly với các bệnh nhân đang mắc cúm.

Hãy gọi ngay cho bác sĩ hoặc y tá nếu:

  • Bạn đang ở gần một bệnh nhân mắc cúm.

  • Bạn nghĩ rằng bạn có thể mắc cúm. Với phụ nữ mang thai, biểu hiện của cúm sẽ xấu đi rất nhanh chóng, nó có thể gây khó thở thậm chí dẫn đến tử vong cho cả mẹ và trẻ. Đó là lý do rất quan trọng để bạn phải nói ngay với bác sĩ khi bạn thấy bất kỳ triệu chứng nào của cúm như trên. Bạn sẽ cần một loại thuốc kháng virus nếu bạn đang mang thai và mắc bệnh cúm.

(Biên dịch: Dương Thùy Linh – Cử nhân điều dưỡng tiên tiến K1 – ĐH Y Hà Nội)

 

Liên hệ (028) 7300 7115 hoặc 0813440448 để được tư vấn và đặt lịch khám chữa bệnh (không tính phí).

Tags: cúm sốt ho cúm gia cầm virut cúm

Những tác hại ít biết của rau mồng tơi

Rau mồng tơi, ngoài giá trị làm thực phẩm còn có tính dược lý rất...

Nguyên nhân, cách điều trị nôn và buồn nôn ở người lớn

Mệt mỏi, sốt cao, cứng cổ hoặc nôn ra máu/ dịch màu nâu đen kèm...

Bí quyết trị ngủ ngáy, nghiến răng ban đêm

Nhiều người có những tật xấu khi ngủ như ngáy ngủ, nghiến răng gây ảnh...

Chứng phát ban là gì?

Chứng phát ban là gì? Phát ban là tình trạng rất phổ biến. Có tới...

Sai lầm 'chết người' khi ăn rau xanh cần loại bỏ ngay

Rau xanh là thực phẩm không thể thiếu trong thực đơn hàng ngày, tốt cho...

Vui lòng đợi...