Thực phẩm cần “kiêng” khi mẹ cho con bú


Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng quan trọng đối với bé, giúp bé phát triển nhanh và khỏe mạnh. Việc ăn uống của mẹ cũng có ảnh hưởng lớn đến sữa cho bé bú đấy. Mẹ nào đang cho con bú hãy lưu ý một số thực phẩm sau đây cần tránh xa nhé.

Để tránh mất sữa hoặc gây ngộ độc, khó chịu cho bé, mẹ cần thận trọng khi dùng những thực phẩm sau.


Có những loại đồ ăn thức uống không gây hại cho mẹ nhưng ăn vào sẽ khiến cho em bé bú sữa bị dị ứng. Cũng có loại thực phẩm khiến mẹ bị mất sữa. Các mẹ hãy tham khảo danh sách thực phẩm cần kiêng trong thời kì cho con bú dưới đây để bé yêu thoải mái "tu ti" mẹ mà không gặp vấn đề gì.

Cà phê

Chất caffeine trong cà phê khi đi vào sữa mẹ vẫn còn nguyên tác dụng. Em bé không thể hấp thụ và bài tiết caffeine nhanh và hiệu quả như người lớn. Quá nhiều lượng caffeine đi vào cơ thể bé sẽ khiến bé trằn trọc, quấy khóc, khó ngủ. Vì thế, nếu muốn bé có giấc ngủ ngoan, mẹ nên kiêng cà phê trong khi đang cho con bú.

Sô cô la

Cũng như cà phê và soda, sô cô la chứa caffeine, tuy hàm lượng không nhiều bằng. Nếu mẹ ăn sô cô la mà thấy con có biểu hiện khó ngủ, quấy khóc nhiều thì nên tạm ngưng dùng sô cô la vài ngày. Nếu dừng ăn sô cô la mà thấy bé có tiến triển tốt hơn thì mẹ nên tránh dùng sô cô la thường xuyên.


Mẹ ăn nhiều thực phẩm chứa caffeine như cà phê, sô cô la,... khiến bé "ti" mẹ cũng trằn trọc, khó ngủ, quấy khóc. (Ảnh minh họa)
 

Trái cây họ cam

Mặc dù cam, quýt, bưởi,... giàu vitamin C, tăng cường hệ miễn dịch, rất tốt cho mẹ nhưng lại có thể gây kích ứng, mẩn đỏ, khó chịu, hăm tã ở một số em bé. Mẹ nên thay thế bằng các loại hoa quả khác, chẳng hạn như xoài hoặc đu đủ, cũng giàu vitamin C mà lại an toàn cho con.

Tỏi

Mẹ ăn tỏi sẽ làm bầu sữa “lây” mùi. Mùi hương đậm đặc của tỏi có thể nhiễm vào sữa mẹ đến 2 tiếng đồng hồ sau khi ăn. Điều này khiến nhiều em bé khó chịu, bỏ bú vì mùi lạ trong sữa khó ngửi.

Các sản phẩm từ sữa

Rất nhiều em bé bị dị ứng với các sản phẩm có nguồn gốc từ sữa bò. Nếu mẹ đang dùng sữa, kem, bơ, sữa chua,... mà thấy bé có biểu hiện đau bụng, nôn mửa,... thì nên tạm ngưng dùng vài ngày để kiểm tra liệu nguyên nhân dị ứng của bé có phải do sữa hay không.

Bạc hà

Bạc hà là giải pháp thường dùng để mẹ ngưng tiết sữa khi bước vào thời kì cai sữa cho bé. Vì thế, mặc dù hương vị thơm mát dễ chịu của bạc hà rất lôi cuốn, mẹ không nên dùng nếu không muốn bị mất sữa.

Rau mùi tây

Cùng ở trong họ hàng rau thơm với bạc hà, mùi tây cũng có thể làm giảm lượng sữa của mẹ một cách đáng kể. Tuy nhiên, mẹ chỉ bị giảm sữa khi dùng mùi tây với số lượng lớn. Nếu chỉ dùng vài cọng mùi tây cho thêm hương vị, màu sắc bắt mắt trong bữa ăn của mẹ thì cũng không ảnh hưởng lắm.

Mẹ ăn rau mùi tây với số lượng lớn có thể bị giảm sữa, mất sữa. (Ảnh minh họa)
 

Hải sản có vỏ

Nếu trong gia đình có thành viên bị dị ứng hải sản, nguy cơ bé cũng bị dị ứng hải sản là rất cao. Vì thế, mẹ cần phải thật cẩn thận khi ăn loại thực phẩm này, kể cả khi mẹ không hề có vấn đề gì với chúng.

Gia vị cay nóng

Một số gia vị cay như quế, hành, ớt,... có thể khiến dạ dày bé khó chịu. Nếu mẹ ăn nhiều loại gia vị này mà thấy bé có dấu hiệu tiêu chảy, đua bụng, nôn mửa,... thì tức là hệ tiêu hóa nhạy cảm của bé không thể xử lí được những thực phẩm đó.

Cá chứa thủy ngân

Cũng giống như thời kì mang thai, các bà mẹ đang cho con bú chỉ nên ăn 2 bữa cá một tuần và kiêng những loại cá có chứa hàm lượng thủy ngân cao như cá thu, cá đuối, cá bơn, cá chỉ vàng, cá ngừ xanh, cá kiếm,...

Đồ uống có cồn

Uống nhiều rượu, bia có thể giảm phản xạ tiết sữa của mẹ, cũng như gây ra các tác dụng phụ như mệt mỏi, ngủ nhiều và em bé bị tăng cân bất thường. Thỉnh thoảng uống một ly rượu nhỏ trong bữa tối thì không có vấn đề gì, nhưng mẹ không thể dùng bia rượu thường xuyên hàng ngày được.
 

Theo Hồng Leo (parents) (Khám phá)
Nguồn: http://eva.vn/nuoi-con/thuc-pham-can...c13a231691.html

Liên hệ (028) 7300 7115 hoặc 0813440448 để được tư vấn và đặt lịch khám chữa bệnh (không tính phí).

Tags: chăm sóc mẹ và bé thực phẩm cho mẹ thực phẩm ăn kiêng cho bà bầu giấc ngủ


Nguyễn Khắc Hiền

1E Trường Chinh, Quận Thanh Xuân, TP Hà Nội
Chuyên: Tim Mạch, Nội Khoa

Đoàn Quốc Việt

871 Trần Xuân Soạn, Phường Tân Hưng, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên: Mắt

Nguyễn Hoài Bắc

Số 13,ngõ 124 Minh Khai,Hai Bà Trưng, Hà Nội ( Khu Tổng Công ty lắp máy Việt Nam)
Chuyên: Sản Phụ Khoa, Nam Khoa, Hiếm Muộn

Lee I Wuen

585 North Bridge Road Singapore 188770
Chuyên: Sản Phụ Khoa

Lê Thị Lục Hà

17A Khuông Việt, P. Phú Trung, Q. Tân Phú, Hồ Chí Minh
Chuyên: Sản Phụ Khoa

9 dấu hiệu báo động “vùng kín” có vấn đề

Đôi khi, “vùng kín” có những vấn đề bạn không biết hỏi cùng ai, từ...

Chứng trào ngược acid dạ dày khi mang thai

Trào ngược acid dạ dày là gì? - Trào ngược acid dạ dày- thực quản là...

Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa bệnh chlamydia

Chlamydia là bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến nhất ở Mỹ. Ở...

Tại sao vẫn có thể thụ thai trong "ngày đèn đỏ"?

Sự thụ thai diễn ra khi người phụ nữ có quan hệ tình dục xung...

Bệnh đường ruột do trùng roi Giardia Lamblia

Kí sinh trùng Giardia là gì? - Giardia là một kí sinh trùng đơn bào lây...

Vui lòng đợi...