Chàm thể tạng
Các điểm thiết yếu cho chẩn đoán
Thương tổn có ngứa, rỉ nước hoặc liken hóa, thường ở mặt, cổ, phía trên của thân, vùng thắt lưng, tay và khoeo tay, khoeo chân.
Có tiền sử gia đình hoặc bản thân về bệnh dị ứng như: hen, viêm mũi dị ứng, chàm.
Có xu hướng tái phát, bệnh thuyên giảm từ khi dậy thì đến 20 tuổi.
Đánh giá chung
Chàm thể tạng có hình thái và tỉ lệ khác nhau ở lứa tuổi khác nhau, vì hầu hết bệnh nhân chàm thể tạng có da khô và bong vảy ở một vài thời điểm nên bệnh này được thảo luận ở bệnh da có vảy. Tuy nhiên, ở giai đoạn cấp tính của bệnh biểu hiện chủ yếu là những mảng da đỏ, bóng và rỉ nước nhiều hoặc mảng liken hóa (da dày lên, các nếp da rõ hơn) và có sẩn. Tiêu chuẩn chẩn đoán chàm thể tạng gồm: có ngứa, có hình thái lâm sàng và vị trí khu trú điển hỉnh (da dày và liken hóa ở mặt gấp của chi ở người lớn, ở mặt và mặt duỗi của chi ở trẻ nhỏ); có xu hướng tái đi tái lại, và trở thành mạn tính.
Các yếu tố hỗ trợ gồm:
(1) Có tiền sử bản thân và gia đình về bệnh dị ứng như hen, viêm mũi dị ứng.
(2) Lòng bàn tay xơ, khô và các nếp vân tay rõ;
(3) Mặt xanh xao với quầng đen ở vùng dưới mi mắt;
(4) IgE huyết thanh tăng;
(5) Có xu hưởng trở thành viêm da không đặc hiệu ở tay và chân;
(6) Dễ bị nhiễm khuẩn da.
Triệu chứng và dấu hiệu
Ngứa có thể dữ dội và kéo dài làm cho bệnh nhân khó chịu. Rất khó để mô tả một cách chính xác sự xuất hiện của chàm ở giai đoạn cấp mà lại không chảy nước, trừ có biểu hiện viêm ở thượng bì. Vậy viêm da biểu hiện là các ban đỏ với bề mặt thượng bì không đổi và trung bì bị viêm sẽ tạo ra hình ảnh đặc trưng của sự phát ban. Viêm thượng bì cấp tính gây nên mảng da đỏ, ráp nhưng không có sự quá sản và dày lên của thượng bì như trong vảy nến.
Vị trí khu trú của thương tổn rất đặc hiệu, thường ở mặt, cổ, và phần trên của thân mình giống như "Mũ trùm đầu của thầy tu". Khủyu tay, khủyu chân cũng bị. Ở trẻ nhỏ, thương tổn mụn nước và rỉ nước thường bắt đầu từ má. Ở trẻ lớn, thương tổn thường khô, dai và liken hóa, xét nghiệm giải phẫu bệnh đôi khi có hình ảnh của mụn nước ở thượng bì. Ở trẻ da đen thương tổn thường sẩn thay thế các thương tổn mảng da có vảy ở người da trắng. Còn ở người lớn nói chung, các tổn thương thường khô, dai, nhiễm sắc tố hoặc không khu trú ở những vùng đặc biệt, ớ người da đen bị bệnh nặng, có thể không có hiện tượng nhiễm sắc tố ở những vùng thương tổn liken hóa ở quanh cổ chân và cổ tay.
Vai trò của thức ăn gày dị ứng trong chàm thể tạng đang còn là một vấn đề tranh cãi, nhưng có tính chất gợi ý trong 30% trường hợp. Thức ăn có thể gây ra bệnh do thức ăn làm giải phóng histamin và giải phóng yếu tố của bạch cầu ái kiềm. Một số bệnh nhận khác có thể dị ứng với bụi và các kháng nguyên khác.
Chẩn đoán phân biệt
Ở trẻ nhỏ cần chẩn đoán phân biệt với viêm da dầu (thương tổn có vảy xám bẩn ở mặt, đầu, và đáp ứng với điều trị). Với viêm da tiếp xúc và chốc, đặc biệt giai đoạn tối cấp của chàm, có chảy nước nhiều (mặc dù những bệnh này không bao giờ trở thành mạn tính và không có vị trí khu trú đặc biệt).
Giai đoạn vượng bệnh hầu hết bệnh nhân có bội nhiễm tụ cầu và chốc hóa, nên chú ý và điều trị bệnh nhân khi bệnh nhân có biểu hiện chảy nước và những vùng rỉ nước nhỏ, không nên nhầm lẫn với những đường xây xước.
Biến chứng của điều trị
Bệnh nhân rất dễ bị tác dụng phụ khi dùng corticosteroid không đúng, và bác sĩ nên theo dõi sự teo da.
Eczema herpeticum là loại herpes thông thường, biểu hiện lâm sàng là các mụn nhỏ đồng đều, hoặc vết trợt nông trên bệnh nhân bị chàm thể tạng hoặc chàm lan toả khác, điều trị tốt nhất là dụng acyclovir 400mg x 5 lần/ngày cho người lớn, hoặc acyclovir 10mg/kg cân nặng, tiêm tĩnh mạch 8 giờ/lần (500mg/m2 8 giờ/lần).