Ai nên khám tầm soát ung thư? Việc tầm soát ung thư phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: tuổi, giới tính, tình trạng hôn nhân, môi trường sống, thói quen ăn uống, tiền sử bệnh của bản thân và gia đình … Ví dụ, nếu bạn có một trong các đặc điểm sau thì nên tầm soát ung thư sớm hơn và thường xuyên hơn những người khác: - Đã mắc ung thư trước đây - Thành viên trong gia đình có tiền sử mắc ung thư - Cấu trúc hoặc thành phần gene bất thường có nguy cơ...
Thanh lọc cơ thể có phải là một sáng kiến mới? Các chế độ ăn uống với mong muốn làm sạch cơ thể đã tồn tại từ nhiều năm nay và được nói đến nhiều trên báo chí và các chương trình truyền hình. Những người nổi tiếng góp phần làm cho detox trở nên phổ biến hơn khi nói rằng đây là lý do giúp họ giảm cân nhanh chóng. Những người ủng hộ detox tin rằng chúng ta cần phải loại bỏ các chất độc mà cơ thể hấp thu qua thực phẩm, nước và môi...
Việc ăn uống đầy đủ và cân bằng đóng vai trò thiết yếu đối với sức khỏe. Điều này càng quan trọng hơn nếu bạn đang điều trị ung thư hoặc bệnh mạn tính như tiểu đường, đột quỵ, huyết áp cao và bệnh tim mạch. Tuy nhiên, lối sống không lành mạnh đang khiến nhiều người, đặc biệt là những người mắc bệnh mạn tính không được cung cấp đủ dinh dưỡng. Nhiều người bận rộn ở công sở hay trường học nên thường ăn ở ngoài tiệm. Họ thường tiện đâu ăn đó hay chọn những món...
Bệnh nhân ung thư thường được khuyên nên “suy nghĩ tích cực” để hỗ trợ quá trình hồi phục của họ. Tuy nhiên, một số chuyên gia cho rằng bệnh nhân không nên chỉ dừng lại ở việc cố gắng lạc quan trong một tình huống tồi tệ, mà còn nên hiểu rõ ý nghĩa của cuộc sống, đồng thời phát triển và nuôi dưỡng các cảm xúc và các mối quan hệ tích cực. Nhờ vậy, họ không những cải thiện sức khỏe, dễ dàng vượt qua nghịch cảnh, mà còn cảm thấy trọn vẹn và hạnh phúc hơn....
Vết đau không lành Nếu bất kỳ vết tổn thương nào trên da, âm đạo, hay khoang miệng hoặc các bộ phận cơ thể khác không lành trong một thời gian dài bất thường thì bạn cần phải đi khám bệnh ngay. Ví dụ, chúng ta thường gặp hiện tượng lở miệng khi cơ thể mệt mỏi. Niêm mạc khoang miệng sẽ tự tái sinh trong vòng khoảng 2 tuần, và đó là lý do tại sao vết loét thường lành trong thời gian này. Tuy nhiên, nếu một vết loét không lành sau 3 tuần thì bạn cần đến...
Chế độ ăn uống có liên quan đến một số loại ung thư như: Ung thư miệng Ung thư cổ họng Ung thư thanh quản Ung thư phổi Ung thư dạ dày Ung thư ruột Các thực phẩm giúp giảm nguy cơ ung thư Ăn nhiều trái cây và rau quả có thể giúp giảm nguy cơ mắc ung thư miệng, ung thư họng và ung thư phổi. Trái cây và rau quả là nguồn cung cấp nhiều vitamin, khoáng chất và chất xơ. Nhiều nghiên cứu cho thấy thực phẩm có hàm lượng chất xơ cao làm...
Hãy ăn đủ chất như người bình thường Theo Gerard Wong, chuyên gia dinh dưỡng tại Trung tâm Ung thư Parkway, không có thực phẩm cụ thể nào bệnh nhân sau điều trị nên ăn. Ông cho biết: “Hãy áp dụng chế độ ăn uống cân bằng và đa dạng hoa quả, rau củ, lựa chọn thực phẩm giàu chất xơ, nguyên hạt khi phù hợp.” Tóm tắt các nghiên cứu từ Quỹ nghiên cứu Ung thư thế giới và Viện nghiên cứu Ung thư Hoa Kỳ, Gerard đưa ra các hoạt động cụ thể làm...
ADN- Gene (A-xít DeoxyriboNucleic) là gì ? A-xít Deoxyribonucleic (Gene) chính là bộ mật mã quyết định tất cả đặc điểm của một cơ thể sống. Về cơ bản đây là yếu tố tạo nên chính bạn. Trong quá trình thụ thai, phôi thai nhận được gene từ cả cha lẫn mẹ và đây cũng chính là cách gene được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Đột biến gene là gì? Gene được cấu tạo từ 4 thành phần cơ bản: A, T, C, G, là mã hóa toàn bộ thông tin của cơ...
Theo ông bà nói “Sức khỏe là vàng” và nghĩ vui theo các nhà kinh doanh thì việc khám sức khỏe tổng quát giống như một khoản đầu tư dài hạn có lợi nhuận cao. Tuy vậy, không phải ai cũng thấy được lợi ích và đồng ý “đầu tư” vào khoản này. Dưới góc độ là một nhà quản lý và một bác sĩ trực tiếp thăm khám tổng quát cho nhiều khách hàng, bác sĩ Nguyễn Vĩnh Tường - Giám Đốc Y Khoa Phòng khám Victoria Healthcare Mỹ Mỹ chia sẻ vài “mẹo” nhỏ cùng bạn. "Hãy...
Gây ung thư Hầu như ai cũng biết hút thuốc lá có thể gây ung thư, nhưng không phải ai cũng biết rằng thuốc lá có thể gây ra rất nhiều loại ung thư như ung thư vùng miệng, mũi, xoang, vòm họng, thanh quản, thực quản, bàng quang, thận, tuyến tụy, cổ tử cung, dạ dày, ung thư máu. Thuốc lá gây hại cho hầu hết các cơ quan trong cơ thể bạn. Gây bệnh phổi Hút thuốc lá gây nguy cơ cao cho các bệnh phổi mạn tính như viêm phế quản mạn, khí phế thũng, bệnh...