Ăn lành để ngăn ngừa ung thư


Chế độ ăn uống có liên quan đến một số loại ung thư như:

  • Ung thư miệng
  • Ung thư cổ họng
  • Ung thư thanh quản
  • Ung thư phổi
  • Ung thư dạ dày
  • Ung thư ruột

 

Các thực phẩm giúp giảm nguy cơ ung thư

Ăn nhiều trái cây và rau quả có thể giúp giảm nguy cơ mắc ung thư miệng, ung thư họng và ung thư phổi. Trái cây và rau quả là nguồn cung cấp nhiều vitamin, khoáng chất và chất xơ.

 

Nhiều nghiên cứu cho thấy thực phẩm có hàm lượng chất xơ cao làm giảm nguy cơ ung thư ruột. Thực phẩm chứa nhiều chất xơ bao gồm trái cây, rau, đậu và các loại ngũ cốc nguyên hạt. Chất xơ giúp chúng ta có thể đi đại tiện dễ dàng và thường xuyên hơn, qua đó, rút ngắn thời gian đào thải chất độc qua phân. Chất xơ cũng có thể giúp sản sinh các vi khuẩn có ích trong ruột và làm giảm nguy cơ ung thư.

 

Top 5 loại trái cây và rau quả giúp giảm nguy cơ ung thư bao gồm:

 

  • Quả nhàu (noni)
  • Củ nghệ
  • Rau có lá màu xanh
  • Cà chua
  • Quả mãng cầu

 

Các thực phẩm làm gia tăng nguy cơ ung thư

Thịt chế biến và thịt đỏ

 

Có nhiều bằng chứng cho thấy ăn nhiều thịt chế biến và thịt đỏ có thể làm tăng nguy cơ ung thư ruột, và có thể là ung thư dạ dày và tụy. Thịt chế biến bao gồm thịt lợn muối (giăm bông), thịt xông khói, salami và xúc xích. Thịt đỏ bao gồm thịt bò tươi, xay và đông lạnh, thịt lợn và thịt cừu. Thịt trắng (như thịt gà) còn tươi và cá không làm gia tăng nguy cơ ung thư.

 

Các nhà khoa học cho rằng một số hoá chất trong thịt chế biến và thịt đỏ có thể làm tăng nguy cơ ung thư. Một số hóa chất là một phần tự nhiên của thịt, trong khi một số khác được sản sinh ra khi bảo quản thịt hoặc nấu thịt ở nhiệt độ cao.

 

Thịt đỏ (kể cả thịt đỏ chế biến) chứa một chất màu đỏ có nguồn gốc tự nhiên gọi là hem (haem). Hem có thể gây kích ứng hoặc phá hủy các tế bào trong cơ thể, hay kích thích vi khuẩn sinh ra các chất gây hại, qua đó gia tăng nguy cơ ung thư. Hầu như tất cả các loại thịt đỏ đều có lượng hem cao hơn nhiều so với thịt trắng. Điều này phần nào giải thích lý do thịt đỏ có thể làm gia tăng nguy cơ ung thư, còn các loại thịt trắng tươi thì không.

 

Các chất nitrat và nitrit thường được sử dụng để bảo quản thịt chế biến. Trong cơ thể, nitrit có thể chuyển thành chất gây ung thư gọi là hợp chất N-nitroso (NOCs). Nấu thịt ở nhiệt độ cao như nướng có thể sản sinh các chất gây ung thư gọi là Heterocyclic Amines (HCAs) và Polycyclic Amines (PCAs).

 

Thực phẩm muối

 

Thực phẩm muối, bao gồm một số loại dưa muối, cá muối và thịt muối, có thể làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày. Muối có thể làm hỏng lớp lót dạ dày, gây viêm, hoặc làm cho lớp lót dạ dày nhạy cảm hơn với hóa chất gây ung thư. Muối cũng có thể tương tác với vi khuẩn dạ dày là Helicobacter pylori, là nguyên nhân dẫn đến bệnh loét dạ dày và ung thư dạ dày.

 

Ngũ cốc, hạt và lạc (đậu phụng) bị ẩm mốc

 

Các loại ngũ cốc, hạt và lạc (đậu phụng) bị mốc có thể chứa Aflatoxin và Fumonisin là những chất có thể gây ngộ độc, bệnh gan và ung thư gan.

 

Rượu bia

Đồ uống có cồn làm gia tăng nguy cơ mắc ung thư đầu và cổ, thực quản, đại trực tràng, gan và ung thư vú. Các nghiên cứu cho thấy rượu bia có thể làm gia tăng nguy cơ ung thư theo nhiều cách khác nhau, chẳng hạn như:

 

  • Chuyển hóa ethanol thành acetaldehyde, một chất hoá học độc hại và có thể gây ra ung thư. Acetaldehyde có thể làm tổn thương DNA (gen di truyền) và các protein.
  • Tạo ra các loại oxy hoạt tính có thể phá hủy DNA, protein và các chất béo thông qua quá trình oxy hóa.
  • Làm suy yếu khả năng của cơ thể trong việc phá vỡ và hấp thụ nhiều dưỡng chất như vitamin A, vitamin B, vitamin C, vitamin D, vitamin E, và carotenoid.
  • Làm gia tăng lượng estrogen trong máu, khiến nguy cơ ung thư vú cao hơn.

 

Đồ uống có cồn cũng có thể chứa nhiều chất gây ung thư như nitrosamine, sợi amiang, phenol và hydrocarbon, những chất thường ảnh hưởng đến quá trình thụ thai và sinh sản.

 

Ngoài việc thường xuyên luyện tập các hoạt động thể chất, hãy chủ động thay đổi chế độ ăn uống lành mạnh nhằm giảm thiểu tối đa nguy cơ ung thư. Bên cạnh đó, đừng quên kiểm tra sức khỏe và tầm soát ung thư định kỳ nhằm kịp thời chữa trị, bởi “ung thư biết sớm trị lành”.

 

Vui lòng gọi điện đến tổng đài EasyCare (028) 7300 7115 (không tính phí) ngay hôm nay để được tư vấn, đặt lịch tầm soát và khám chuyên khoa phù hợp.

 

Nguồn: Văn phòng Y tế Parkway Hà Nội

 

 

Liên hệ (028) 7300 7115 hoặc 0813440448 để được tư vấn và đặt lịch khám chữa bệnh (không tính phí).

Tags: antotsongkhoe chedoan loisong phongtranhungthu dieutriungthu chuaungthu khamchuabenhtaisingapore vanphongParkwayHanoi bệnh gan ung thư miệng


Eric Teh Chin Huat

585 North Bridge Road Singapore 188770
Chuyên: Ung Thư, Ngoại Khoa

Victor Kheng

Lầu 3, 4, 5, Tòa nhà Belco 97 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường Bến Thành, Quận 1, TP. HCM
Chuyên: Tiêu Hóa, Ung Thư, Ngoại Khoa

Law Chee Wei

Lầu 3, 4, 5, Tòa nhà Belco 97 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường Bến Thành, Quận 1, TP. HCM
Chuyên: Tiêu Hóa, Ung Thư, Ngoại Khoa

Nguyễn Thiện Nhân

476 Nguyễn Tri Phương, Phường 09, Quận 10, Tp.HCM
Chuyên: Hô Hấp, Ung Thư

Joyce Chua Horng Yiing

585 North Bridge Road Singapore 188770
Chuyên: Ung Thư, Nhi Khoa, Ngoại Khoa

Nguyên nhân, cách điều trị nôn và buồn nôn ở người lớn

Mệt mỏi, sốt cao, cứng cổ hoặc nôn ra máu/ dịch màu nâu đen kèm...

4 điều chị em cần làm triệt để trước khi "giao ban"

Nếu nghiêm túc thực hiện những điều dưới đây trước khi "giao ban", bạn sẽ...

Nguyên nhân và phương pháp điều trị mụn trứng cá

Khi lỗ chân lông bị bít tắc sẽ làm mụn trứng cá phát triển. Đây...

Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa bệnh lậu

Bệnh lậu là một bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục, nó có...

Kiến thức về Tình dục cho tuổi vị thành niên

Tình dục là gì? Tình dục liên quan đến cơ thể của bạn, cách bạn...

Vui lòng đợi...