5 Điều cần biết về ung thư buồng trứng


 

Sát thủ thầm lặng

Những triệu chứng của loại ung thư này thường gây nhầm lẫn và bị gán ghép vào những bệnh phổ biến hiện nay. Hãy đặt khám với bác sĩ nếu chúng xảy ra thường xuyên và không thuyên giảm dù đã được điều trị trong vòng 1 tháng. Lưu ý nếu:

 

  • Bụng chướng và khó chịu
  • Đầy bụng kéo dài
  • Khó tiêu, xì hơi, buồn nôn
  • Thay đổi thói quen đại tiện (táo bón)
  • Ăn không ngon
  • Sụt cân
  • Đau lưng

 

 

Xét nghiệm nào để tầm soát ung thư buồng trứng

 

  • Chỉ số CA-125 (chỉ điểm khối u trong máu): chỉ số này tăng khi biểu mô ung thư buồng trứng xuất hiện. Tuy nhiên, có một số bệnh không phải ung thư cũng làm tăng chỉ số này.

 

  • Siêu âm buồng trứng và tử cung: nếu thấy có khổi u hoặc nang hỗn hợp trong buồng trứng và chỉ số CA-125 tăng, bệnh nhân có thể bị ung thư buồng trứng.

 

  • Bác sĩ có thể sẽ yêu cầu chụp thêm  CT hoặc MRI vùng bụng và khung chậu hoặc X-quang để xác định nguy cơ.

 

  • Thông thường, làm sinh thiết hoặc phẫu thuật là phương pháp để xác định chính xác tế bào ung thư hoặc xem liệu biểu mô ung thư có phải bắt nguồn từ buồng trứng hay không.

 

 

PAP SMEAR có phát hiện được ung thư buồng trứng không?

Phết tế bào cổ tử cung (PAP SMEAR) được khuyên dùng để sàng lọc ung thư cổ tử cung. Tuy nhiên, ung thư buồng trứng thường xuất hiện ở một trong hai buồng trứng và không thể phát hiện được thông qua xét nghiệm này.

Đôi khi, PAP SMEAR có thể phát hiện ung thư nội mạc tử cung. Rất hiếm gặp trường hợp phát hiện tế bào ung thư buồng trứng nhờ phương pháp này.

 

Phụ nữ nào cũng có nguy cơ

Trừ một số trường hợp có khả năng mắc ung thư cao hơn do di truyền, mọi phụ nữ đều đối mặt với nguy cơ ung thư buồng trứng như nhau do:

 

  • Mang thai muộn
  • Có kinh nguyệt sớm
  • Mãn kinh muộn
  • Không sinh con
  • Tiền sử ung thư vú
  • Yếu tố gen bẩm sinh
  • Lạc nội mạc tử cung

 

Nếu phụ nữ có mẹ bị ung thư buồng trứng: nguy cơ tăng gấp 3-4 lần người bình thường. Nếu thành viên trong gia đình mắc ung thư vú và buồng trứng: nguy cơ tăng gấp 10 lần người bình thường. Trong trường hợp này, bạn nên cân nhắc việc cắt bỏ buồng trứng (một hoặc cả hai bên).

 

Tuổi càng cao, nguy cơ càng lớn

Bệnh phát triển trong thời kỳ mãn kinh. Hầu hết các ca bệnh được phát hiện ở phụ nữ trong độ tuổi 40 đến 50. Rất hiếm gặp ở phụ nữ dưới 40.

 

 

Nguồn: Văn phòng Y tế Parkway Hà Nội

Liên hệ (028) 7300 7115 hoặc 0813440448 để được tư vấn và đặt lịch khám chữa bệnh (không tính phí).

Tags: benhphukhoa phunu ungthubuongtrung trieuchungungthu xetnghiemungthu phathiensomungthu phongtranhungthu dieutriungthu chuaungthu khamchuabenhtaisingapore vanphongParkwayHanoi


Karolyn Goh Wee Ching

585 North Bridge Road Singapore 188770
Chuyên: Sản Phụ Khoa

Đào Văn Long

Tầng 10, tháp VCCI Số 9, Đào Duy Anh, Q. Đống Đa, Hà Nội
Chuyên: Tiêu Hóa, Ung Thư

Charles Tsang Bih Shiou

Lầu 3, 4, 5, Tòa nhà Belco 97 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường Bến Thành, Quận 1, TP. HCM
Chuyên: Tiêu Hóa, Ung Thư, Ngoại Khoa

Sheila Loh Kia Ee

585 North Bridge Road Singapore 188770
Chuyên: Sản Phụ Khoa

Watt Wing Fong

585 North Bridge Road Singapore 188770
Chuyên: Sản Phụ Khoa

9 dấu hiệu báo động “vùng kín” có vấn đề

Đôi khi, “vùng kín” có những vấn đề bạn không biết hỏi cùng ai, từ...

Chứng trào ngược acid dạ dày khi mang thai

Trào ngược acid dạ dày là gì? - Trào ngược acid dạ dày- thực quản là...

Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa bệnh chlamydia

Chlamydia là bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến nhất ở Mỹ. Ở...

Tại sao vẫn có thể thụ thai trong "ngày đèn đỏ"?

Sự thụ thai diễn ra khi người phụ nữ có quan hệ tình dục xung...

Bệnh đường ruột do trùng roi Giardia Lamblia

Kí sinh trùng Giardia là gì? - Giardia là một kí sinh trùng đơn bào lây...

Vui lòng đợi...