Nguyên nhân sảy thai trong 6 tháng đầu thai kỳ
- Nếu sảy thai xảy ra trong ba tháng đầu của thai kỳ, nguyên nhân thường là do bào thai có vấn đề. Khoảng 3/4 số ca sảy thai xảy ra trong thời kỳ này.
- Nếu sảy thai xảy ra trong ba tháng thứ hai của thai kỳ (giữa tuần 14 và 26) thì có thể là do sức khoẻ của người mẹ không tốt. Những trường hợp sảy thai trong giai đoạn này có thể là do nhiễm trùng quanh em bé, khiến cho các túi nước bị vỡ ra trước khi đau hoặc chảy máu. Trong một số ít trường hợp, sảy thai có thể là do cổ tử cung mở quá sớm.
Sảy thai trong ba tháng đầu tiên
Hầu hết các ca sảy thai trong thời kỳ này là do vấn đề với nhiễm sắc thể của thai nhi.
Nhiễm sắc thể bất thường
Nhiễm sắc thể là những khối DNA. Chúng chứa đựng một bộ hướng dẫn chi tiết để kiểm soát một loạt các yếu tố - từ cách phát triển của những tế bào trong cơ thể đến màu mắt của em bé khi chào đời.
Đôi khi có vấn đề bất thường ở thời điểm thụ thai và thai nhi nhận quá nhiều hoặc không đủ nhiễm sắc thể. Lý do của việc này thường không rõ ràng, nhưng nó có nghĩa là bào thai sẽ không thể phát triển bình thường, dẫn đến sảy thai.
Ước tính 2/3 số ca sảy thai trong 3 tháng đầu của thai kỳ có liên quan đến bất thường nhiễm sắc thể. Điều này ít khi lặp lại và không có nghĩa là nhiễm sắc thể của người mẹ hoặc người cha bị bất thường.
Các vấn đề liên quan đến vị trí bánh nhau
Bánh nhau là cơ quan liên kết cung cấp máu giữa mẹ với đứa bé. Nếu nhau thai có vấn đề khi phát triển thì cũng có thể dẫn đến sảy thai.
Sảy thai trong ba tháng giữa thai kỳ
Bệnh mãn tính
Một số bệnh mãn tính có thể làm tăng nguy cơ bị sảy thai trong ba tháng giữa thai kỳ.
- Bệnh tiểu đường (nếu không được kiểm soát tốt)
- Cao huyết áp
- Lupus
- Bệnh thận
- Bệnh cường giáp
- Bệnh suy giảm tuyến giáp
Nhiễm trùng
Các bệnh lây nhiễm sau đây cũng có thể làm tăng nguy cơ sảy thai:
- Rubella (bệnh sởi)
- Herpes
- Viêm âm đạo do vi khuẩn
- HIV
- Chlamydia
- Bệnh lậu
- Giang mai
- Bệnh sốt rét
Ngộ độc thực phẩm
Ngộ độc thực phẩm cũng có thể làm tăng nguy cơ sảy thai. Ví dụ:
- Listeriosis - thường gặp nhất trong các sản phẩm sữa không được khử trùng, chẳng hạn như phô mai xanh
- Toxoplasmosis - có thể bị khi ăn thịt sống hoặc thịt heo chưa nấu chín, đặc biệt là thịt cừu, thịt heo (nem chua chẳng hạn)
- Salmonella - thường là do ăn trứng sống hoặc nấu chưa chín (như trứng ốp la).
Thuốc
Thuốc làm tăng nguy cơ sảy thai bao gồm:
- Misoprostol và methotrexate - dùng cho các tình trạng như viêm khớp dạng thấp
- Retinoids - dùng cho eczema và mụn trứng cá
- Thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) - như ibuprofen dùng trong giảm đau và kháng viêm
Để đảm bảo cho thai nhi, bạn chỉ nên dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
Cấu trúc tử cung
Các vấn đề và bất thường ở tử cung cũng có thể dẫn đến sảy thai, bao gồm:
- U xơ tử cung (không phải ung thư)
- Tử cung có hình dạng bất thường
Cổ tử cung yếu
Trong một số trường hợp, sảy thai có thể do cơ cổ tử cung yếu hơn bình thường hay còn gọi là bất túc cổ tử cung (cervical incompetence).
Cổ tử cung suy yếu có thể là do thương tích trước đó (nạo thai). Cơ yếu có thể khiến cổ tử cung mở quá sớm trong thời kỳ mang thai, dẫn đến sảy thai.
Hội chứng buồng trứng đa nang
Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) là tình trạng buồng trứng lớn hơn bình thường do sự thay đổi hoóc môn.
PCOS được cho là nguyên nhân hàng đầu gây vô sinh do nó có thể làm giảm sự sản sinh trứng. Có một số bằng chứng cho thấy nó cũng có thể làm tăng nguy cơ sảy thai.
Vui lòng gọi điện đến tổng đài EasyCare (028) 7300 7115 (không tính phí) ngay hôm nay để được tư vấn, đặt lịch tầm soát và khám chuyên khoa phù hợp.