Bệnh đường ruột do trùng roi Giardia Lamblia


Kí sinh trùng Giardia là gì? - Giardia là một kí sinh trùng đơn bào lây nhiễm trong đường ruột của người và súc vật (Hình 1). Chúng vô cùng phổ biến và là nguyên nhân gây ra tiêu chảy, nôn mửa và đau bụng.

Description: C:\Users\Administrator\Desktop\Digestive_tract_PI_edt.jpg

Hình 1: Hệ tiêu hóa

Triệu chứng của nhiễm Giardia Lamblia là gì? - Nhiễm trùng Giardia không phải lúc nào cũng gây ra các triệu chứng. Có rất nhiều trường hợp người bệnh mang kí sinh trùng Giardia mà không hề biết. Tuy nhiên, dưới đây là một số triệu chứng phổ biến của nhiễm Giardia:

  • Tiêu chảy, phân lỏng, đầy nước
  • Mệt mỏi
  • Phân thường có bọt, nặng mùi và nhờn
  • Đau quặn bụng, trướng hơi
  • Buồn nôn, nôn
  • Sút cân

Tôi có nên đi khám bác sĩ / điều dưỡng không? - Tùy thuộc vào tình trạng và các triệu chứng của bệnh, bạn nên đến gặp các bác sĩ / điều dưỡng nếu có các triệu chứng dưới đây:

  • Tiêu chảy kéo dài
  • Đau bụng dữ dội
  • Không thể ăn / uống
  • Sốt cao > 380C

Trẻ nhỏ và người già rất dễ bị mất nước. Chính vì vậy, khi có những dấu hiệu trên cần đưa ngay đến các cơ sở y tế gần nhất để khám và điều trị

Làm thế nào mà tôi bị nhiễm kí sinh trùng Giardia? - Có 3 con đường lây nhiễm Giardia:

  • Từ người bệnh sang người lành: Kí sinh trùng Giardia sống trong ruột của người (người bệnh), khi những người này không rửa tay sau khi đi vệ sinh, họ chạm vào bạn thì bạn hoàn toàn có thể nhiễm kí sinh trùng Giardia. Tương tự, nếu những người lành sau khi thay tã/bỉm cho trẻ nhỏ/người già mắc bệnh mà không vệ sinh tay thì cũng có thể bị nhiễm. Giardia còn lây truyền qua tiếp xúc tình dục hậu môn- miệng, dù có/không đeo bao cao su.
  • Qua thức ăn: Nang kén của Giardia có thể tồn tại trong thức ăn. Khi được nấu chín, những kén này sẽ chết nhưng nếu thức ăn chưa được nấu chín kĩ/nấu không đúng cách thì sẽ là nguyên nhân gây nhiễm Giardia
  • Qua nước uống: Nước bẩn/nhiễm khuẩn sẽ mang nang trùng roi Giardia, nếu bạn uống phải nguồn nước này, bạn sẽ bị nhiễm Giardia.

Description: C:\Users\Administrator\Desktop\250313_9.jpg

Phương thức lây truyền Giardia

Các xét nghiệm để chẩn đoán Giardia là gì? - Nếu nghi ngờ bạn bị nhiễm Giardia, các bác sĩ / điều dưỡng sẽ cho bạn cấy phân để làm xét nghiệm, xác định liệu kí sinh trùng bạn đang mang là Giardia hay các loại kí sinh trùng khác.

Điều trị Giardia như thế nào? - Để điều trị Giardia, bác sĩ sẽ cho bạn sử dụng kháng sinh trong một vài ngày. Trong hầu hết các trường hợp, sau khi sử dụng kháng sinh các dấu hiệu và triệu chứng sẽ biến mất. Tuy nhiên, nếu như trong liều kháng sinh đầu tiên chưa có tác dụng, các bác sĩ có thể sẽ thay đổi thuốc, liều dùng và kéo dài thêm thời gian sử dụng thuốc.

Nếu như bạn không có các triệu chứng nhiễm Giardia, có thể bạn sẽ không cần phải điều trị. Một số người có khả năng tự khỏi mà không cần dùng thuốc. Tuy nhiên, đối với trẻ sơ sinh và những người làm việc liên quan đến thức ăn, dù họ không có các triệu chứng thì họ vẫn cần phải điều trị để tránh nguy cơ lây nhiễm sang người khác.

Phòng tránh nhiễm Giardia như thế nào? - Nguyên tắc quan trọng nhất trong phòng Giardia đó là VỆ SINH SẠCH SẼ. Dưới đây là một số lời khuyên hữu ích để phòng Giardia:

 

Description: C:\Users\Administrator\Desktop\imagesCAQRXIYY.jpg

  • Rửa tay với xà phòng và nước sạch sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã/bỉm cho trẻ
  • Giao dục trẻ nhỏ cách rửa tay sạch sẽ
  • Vứt bỏ ngay tã/bỉm bẩn sau khi thay
  • Giặt sạch sẽ áo/quần nhiễm bẩn (phân...)
  • Tránh uống nước bể bơi
  • Sử dụng nước sạch để ăn uống/đun nấu. Bạn có thể diệt nang kén của trùng roi Giardia trong nước bằng cách:
  • Đun sôi nước ít nhất 10 phút
  • Sử dụng iodine để làm sạch nước trước khi uống
  • Sử dụng hệ thống lọc nước đạt tiêu chuẩn. 
Liên hệ (028) 7300 7115 hoặc 0813440448 để được tư vấn và đặt lịch khám chữa bệnh (không tính phí).

Tags: Kí sinh trùng Giardia trùng giardia tiêu chảy triệu chứng nhiễm giardia người bệnh điều dưỡng những người kháng sinh sinh trùng giardia


Hồ Thị Tuyết Mai

Số 04 Nguyễn Lương Bằng - Khu Đô Thị Mới Phú Mỹ Hưng Phường Tân Phú, Quận 7 -TPHCM
Chuyên: Tim Mạch

Huỳnh Thị Phương

189 Đường Lê Văn Việt , Phường Hiệp Phú, Quận 9, Hồ Chí Minh
Chuyên: Sản Phụ Khoa

Phạm Nguyễn Vinh

Số 04 Nguyễn Lương Bằng - Khu Đô Thị Mới Phú Mỹ Hưng Phường Tân Phú, Quận 7 -TPHCM
Chuyên: Tim Mạch

Trần Văn Hòa

Số 04 Nguyễn Lương Bằng - Khu Đô Thị Mới Phú Mỹ Hưng Phường Tân Phú, Quận 7 -TPHCM
Chuyên: Tim Mạch

Nguyễn Phạm Minh Trí

189 Đường Lê Văn Việt , Phường Hiệp Phú, Quận 9, Hồ Chí Minh
Chuyên: Nội Khoa

Dịch trong ổ bụng (Cổ trướng)

Dịch ổ bụng là tình trạng khi dịch ứ đọng ở các khoang giữa các...

Nguyên nhân gây gù lưng và cách chữa trị

Ở những người bị gù, sống lưng cong hơn bình thường, làm lưng có hình...

Những tác dụng của thuốc steroid trong chữa bệnh

Thuốc steroid (corticoid) là một nhóm thuốc có thể chữa nhiều bệnh khác nhau. Loại thuốc...

9 dấu hiệu báo động “vùng kín” có vấn đề

Đôi khi, “vùng kín” có những vấn đề bạn không biết hỏi cùng ai, từ...

Nguyên nhân và cách phòng bệnh vàng da ở người lớn

Vàng da là tình trạng đặc trưng bởi da và củng mạc mắt có màu...

Vui lòng đợi...