Chứng trào ngược acid dạ dày khi mang thai
Hình 1 : Hệ tiêu hóa
Rất nhiều phụ nữ mắc chứng trào ngược acid dạ dày trong thời kì mang thai, nó gây ra rất nhiều cảm giác khó chịu, phiên toái cho bà bầu. Tuy nhiên, hiện tượng trào ngược này sẽ tự biến mất sau khi sinh.
Những phụ nữ đã từng bị chứng trào ngược dạ dày khi mang thai thì sẽ có nguy cơ cao tiếp tục bị trào ngược trong những lần mang thai tiếp theo.
Triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày - thực quản khi mang thai là gì?
- Các triệu chứng thường gặp trong trào ngược dạ dày - thực quản khi mang thai là:
- Nóng rát vùng ngực
- Ợ hơi, ợ nóng
- Đau thượng vị
- Nôn, buồn nôn
- Khó nuốt
- Rát cổ, giọng khàn
- Ho khan
Tôi có cần làm xét nghiệm để chẩn đoán chứng trào ngược acid dạ dày không? - Có thể bạn sẽ không cần làm xét nghiệm nào cả, tuy nhiên, tùy thuộc vào triệu chứng và tình trạng bệnh, các bác sĩ hoặc điều dưỡng có thể sẽ chỉ định cho bạn làm một hoặc một vài xét nghiệm cần thiết.
Tôi có thể tự làm gì để cải thiện tình trạng trào ngược acid dạ dày? - Bạn có thể làm giảm các triệu chứng của trào ngược acid dạ dày bằng cách:
- Nằm cao đầu và dùng gối, đệm để kê cao chân hơn so với mặt giường (15-20 cm)
- Tránh sử dụng các thức ăn, đồ uống gây kích thích hệ tiêu hóa (caphê, socola, rượu, bia, thức ăn nhiều dầu mỡ)
- Chia nhỏ các bữa ăn (4-6 bữa nhỏ thay vì 3 bữa chính)
- Không nằm ngay sau khi ăn ít nhất 3 tiếng
- Tránh mặc quần áo quá chật, bó sát
Điều trị chứng trào ngược acid dạ dày như thế nào? - Có 4 nhóm thuốc chính được sử dụng để cải thiện tình trạng trào ngược acid dạ dày:
- Thuốc kháng acid
- Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày
- Thuốc kháng histamin
- Thuốc ức chế bơm proton
Những nhóm thuốc này đều có tác dụng làm giảm tiết dịch acid dạ dày nhưng theo các cơ chế khác nhau (Bảng 1).
Bảng 1: Thuốc điều trị chứng trào ngược acid dạ dày
Loại thuốc | Biệt dược |
Kháng acid | Calcium carbonate (tên biệt dược: Tums) |
Aluminum hydroxide, magnesium hydroxide, and simethicone (tên biệt dược: Maalox)* | |
Bảo vệ niêm mạc dạ dày | Sucralfate (tên biệt dược: Carafate) |
Kháng Histamine
| Ranitidine (tên biệt dược: Zantac) |
Famotidine (tên biệt dược: Pepcid) | |
Cimetidine (tên biệt dược: Tagamet) | |
Ức chế bơm proton | Omeprazole (tên biệt dược: Prilosec) |
Esomeprazole (tên biệt dược: Nexium) | |
Pantoprazole (tên biệt dược: Protonix) | |
Lansoprazole (tên biệt dược: Prevacid) | |
Dexlansoprazole (tên biệt dược: Dexilant) | |
Rabeprazole (tên biệt dược: AcipHex) |
Đối với phụ nữ có thai, các bác sĩ sẽ ưu tiên cho dùng nhóm thuốc kháng acid vì nhóm thuốc này an toàn với phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, khi mang thai, phụ nữ không nên sử dụng các thuốc kháng acid có chứa sodium bicarbonate và magnesium trisilicate.
Nếu các thuốc kháng acid không hiệu quả trong việc làm giảm các triệu chứng, có thể họ sẽ phải sử dụng thêm các thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày, thuốc kháng histamin và thuốc ức chế bơm proton. Các thuốc trên đều là thuốc bán không cần kê đơn nên bạn có thể dễ dàng mua tại các hiệu thuốc. Mặc dù vậy, trước khi sử dụng bất kì loại thuốc không kê đơn nào, phụ nữ mang thai cũng nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ hoặc điều dưỡng để đảm bảo sự an toàn cho cả mẹ và bé
Khi nào tôi nên đến khám bác sĩ hoặc điều dưỡng? - Bạn nên đi khám bác sĩ hoặc điều dưỡng trong trường hợp:
- Các triệu chứng của trào ngược acid ngày càng nặng và kéo dài
- Sốt cao, đau đầu, chóng mặt, nôn và buồn nôn
- Nuốt khó
- Sút cân không rõ nguyên nhân
- Đau tức ngực
- Thường xuyên bị nghẹn, sặc khi ăn
- Nôn hoặc đi ngoài ra máu
Đào Thị Nhung
Chương trình tiên tiến
Đại học Y Hà Nội