Bệnh Celiac ở trẻ em: Chẩn đoán và Điều trị


Xét nghiệm máu — Bước đầu tiên trong xét nghiệm bệnh Celiac là xét nghiệm máu. Bác sĩ nhi, bác sĩ gia đình hoặc điều dưỡng có thể thực hiện xét nghiệm này. Xét nghiệm máu giúp xác định trẻ có lượng kháng thể tăng cao chống lại mô  transglutaminase (tTG), thành phần của ruột non hay không. Lượng kháng thể thường cao ở người mắc bệnh Celiac (khi chế độ ăn của họ vẫn chứa gluten), nhưng hầu như không bao giờ tăng ở người bình thường. Nếu xét nghiệm kháng thể tTG dương tính, trẻ cần được thực hiện sinh thiết ruột non để chẩn đoán xác định bệnh Celiac.

Bệnh Celiac ở trẻ em: Chẩn đoán và Điều trị


Sinh thiết ruột non — Nếu xét nghiệm máu cho thấy lượng kháng thể tTG cao, chẩn đoán cần được xác định bằng cách lấy mẫu niêm mạc ruột non để soi qua kính hiển vi.
Mẫu niêm mạc (được gọi là sinh thiết) thường được lấy qua thủ thuật nội soi. Bác sĩ sẽ đưa một dụng cụ nhỏ và linh hoạt gọi là ống nội soi, được gắn camera ở đầu. Camera cho phép nhìn được phần trên ống tiêu hóa, lấy ra một mảnh nhỏ (sinh thiết) ở bề mặt ruột non. Trẻ được gây mê trong quá trình làm thủ thuật nên không gây đau đớn.
Thông thường, phía trong ruột non có các cấu trúc giống như ngón tay, được gọi là nhung mao. Nhung mao cho phép ruột non hấp thu được các chất dinh dưỡng. Ở những người bị bệnh Celiac khi ăn thực phẩm chứa gluten, nhung mao sẽ bị phá hủy và trở nên phẳng, gây trở ngại trong hấp thu chất dinh dưỡng. Khi trẻ ngừng ăn gluten, nhung mao sẽ lành lại và hấp thu chất dinh dưỡng như bình thường.


Cách điều trị bệnh Celiac — Phương pháp điều trị duy nhất đối với trẻ mắc bệnh Celiac đó là tránh hoàn toàn thực phẩm và đồ uống chứa gluten. Nếu trẻ suy dinh dưỡng bởi bệnh Celiac, nên dùng thực phẩm bổ sung dinh dưỡng ( đồ uống năng lượng cao và vitamin).
Chế độ ăn không có gluten được khuyến nghị cho trẻ có xét nghiệm kháng thể bất thường VÀ:
● Sinh thiết ruột non bất thường và triệu chứng của bệnh Celiac
● Sinh thiết ruột non bất thường và trẻ ở nhóm nguy cơ cao (kể cả không có triệu chứng gì)
● Viêm da do herpes được xác định bởi sinh thiết da.
Nếu các kết quả kiểm tra kháng nguyên và sinh thiết không đồng nhất hoặc không chắc chắn, hoặc trẻ không có các triệu chứng của bệnh Celiac, cần tiến hành thêm các xét nghiệm bổ sung.


Dừng ăn các thực phẩm chứa gluten như thế nào? — Một chế độ ăn không gluten nghiêm ngặt là cách điều trị duy nhất cho bệnh Celiac. Thậm chí chỉ một lượng rất nhỏ gluten cũng có thể gây tổn thương ruột, khiến các triệu chứng quay trở lại. Áp dụng chế độ ăn không gluten đòi hỏi sự điều chỉnh của cả cha mẹ và trẻ.
Cha mẹ và trẻ nên gặp chuyên gia dinh dưỡng, người có kinh nghiệm trong điều trị bệnh Celiac để:
● Có hiểu biết tốt hơn về các thực phẩm an toàn và không an toàn cho trẻ
● Cách đọc nhãn mác thực phẩm để biết thực phẩm hoặc thuốc nào là an toàn
● Nơi tìm các thực phẩm thay thế không có gluten cho đồ ăn ưa thích của trẻ
Đối với một số người, chẩn đoán được bệnh Celiac giải tỏa gánh nặng. Nhưng với một số người khác, việc phải tránh gluten suốt cả cuộc đời là rất khó khăn. Trong cả hai trường hợp, điều quan trọng phải nhớ là chế độ ăn không gluten là yếu tố duy nhất giúp hồi phục.
Điều may mắn là, chế độ ăn không gluten hiện nay đã dễ dàng hơn nhiều nhờ sự đa dạng các thực phẩm không gluten trên thị trường và rất nhiều thực phẩm thay thế không gluten chất lượng tốt.
Một số trẻ mắc bệnh Celiac bị thiếu hụt vitamin hoặc chất dinh dưỡng. Hãy tìm gặp bác sĩ, điều dưỡng hoặc chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn về thuốc bổ sung các loại vitamin và các thực phẩm không chứa gluten giàu chất dinh dưỡng. 

Bệnh Celiac ở trẻ em: Chẩn đoán và Điều trị


Những thực phẩm nào chứa gluten? — Hầu hết các loại ngũ cốc ở phương tây (lúa mì, lúa mạch đen, lúa mạch) chứa gluten và gluten được thêm vào trong nhiều loại thực phẩm được chế biến sẵn.
Nói chung:
● Tránh thực phẩm chứ lúa mì, lúa mạch đen và lúa mạch
● Hoa quả tươi, rau, sữa, trứng, thịt động vật và gia cầm chưa chế biến, gạo, ngô và khoai là các thực phẩm an toàn không chứa gluten. Các ngũ cốc tự nhiên không chứa gluten như kiều mạch, quinoa, và kê, là nguồn dinh dưỡng tốt nhưng có thể bị lẫn lúa mì. Những loại ngũ cốc và bột này chỉ nên sử dụng khi trên bao bì ghi rõ “không chứa gluten”.
● Đọc kĩ bao bì trên thực phẩm chế biến sẵn và các loại gia vị, chú ý các loại phụ gia như chất ổn định hoặc chất nhũ hóa có thể chứa gluten. 
● Trẻ có thể không sử dụng được thực phẩm từ sữa trong thời gian đầu vì hiện tượng không dung nạp lactose tạm thời. Nếu các triệu chứng của trẻ xấu đi sau khi ăn hoặc uống các loại chứa lactose, tránh dùng các thực phẩm chứa lactose một thời gian.
● "Không chứa lúa mì" không có nghĩa là không chứa gluten. Đọc kĩ bao bì hoặc gọi cho nhà sản xuất nếu bạn có câu hỏi đối với sản phẩm nhất định nào đó.
● Yến mạch nguyên chất là thực phẩm an toàn, nhưng bột yến mạch có thể lẫn với bột mì trong quá trình sản xuất. Do đó, cha mẹ nên chắc chắn trên bao bì ghi rõ thực phẩm không chứa gluten và được sản xuất ở cơ sở không chứa gluten. Trẻ mới được chẩn đoán bệnh Celiac nên đợi đến khi ruột hồi phục trước khi thêm yến mạch vào khẩu phần ăn, trẻ mắc bệnh Celiac mức độ nặng nên tránh ăn yến mạch hoàn toàn. Nếu thêm yến mạch không chứa gluten vào bữa ăn, cần cho lượng nhỏ vừa rồi tăng lên dần dần theo thời gian, tránh những phản ứng của cơ thể khi đột ngột dung nạp nhiều chất xơ.


Có cần thiết tuân theo chế độ ăn không gluten một cách nghiêm ngặt? — Một chế độ ăn hoàn toàn không chứa gluten là cách chữa trị duy nhất cho bệnh Celiac.
Trẻ không có triệu chứng của bệnh Celiac thường khó khăn hơn trong việc tuân theo chế độ ăn không chứa gluten. Thật sự, các bác sĩ cũng đặt câu hỏi về sự cần thiết áp dụng chế độ ăn không chứa gluten ở bệnh nhân không có triệu chứng. Tuy nhiên, hầu hết chuyên gia khuyên áp dụng chế độ này cho mọi trẻ mắc bệnh Celiac, kể cả có hay không có triệu chứng, bởi:
● Một số trẻ mắc bệnh Celiac bị thiếu hụt vitamin và các chất dinh dưỡng, dù cho trẻ vẫn cảm thấy khỏe. Nếu không điều trị, các thiếu hụt này có thể dẫn tới một số vấn đề như thiếu máu thiếu sắt, mất xương do thiếu hụt vitamin D. Người mắc bệnh Celiac không tuân theo chế độ ăn không gluten dễ mắc một số vấn đề ở tuổi trưởng thành như loãng xương và mang thai con bị nhẹ cân.
● Tuân theo chế độ ăn không gluten giúp trẻ khỏe mạnh hơn kể cả khi trẻ không có triệu chứng rõ ràng nào.

Bệnh Celiac ở trẻ em: Chẩn đoán và Điều trị


Theo dõi trong quá trình điều trị — Sau khi bắt đầu ăn chế độ không chứa gluten, hầu hết trẻ cảm thấy khỏe hơn sau vài tuần.
Khoảng sáu tháng sau khi bắt đầu chế độ ăn không gluten, bác sĩ hoặc điều dưỡng có thể làm lại xét nghiệm máu cho trẻ để kiểm tra mức kháng thể tTG của trẻ. Lượng kháng thể phải thấp hơn hoặc thậm chí không còn, khi tình trạng của trẻ tiến triển tốt và tiếp tục không ăn thực phẩm chứa gluten.
Làm lại sinh thiết ruột non thường không cần thiết nếu triệu chứng của trẻ tiến triển tốt và lượng kháng thể giảm sau khi không ăn thực phẩm chứa gluten.


Sống cùng bệnh Celiac — Chế độ ăn không gluten sẽ ảnh hưởng đến cả gia đình. Gặp các chuyên gia y tế hoặc dinh dưỡng giúp cha mẹ và trẻ điều chỉnh một cuộc-sống-không-gluten. Thêm vào đó, các nhóm hỗ trợ (trên mạng hoặc trong cộng đồng) cũng là nguồn cung cấp kiến thức và hỗ trợ tốt.
Cha mẹ của trẻ mới được chẩn đoán bệnh Celiac cần nói cho giáo viên hoặc người chăm sóc trẻ về tình trạng, các thực phẩm an toàn, và cần làm gì khi vô tình ăn phải thực phẩm chứa gluten.
Cần phải lưu ý thêm khi đi ăn ngoài, đi du lịch, ăn tiệc, ăn ở trường hoặc đi căm trại. 
Bệnh Celiac là tình trạng kéo dài suốt đời. Hiện nay, không có cách chữa trị bệnh, dù vậy việc tránh ăn các thực phẩm chứa gluten có thể ngăn ngừa tất cả các biến chứng của bệnh.
Trẻ mắc bệnh Celiac có thể có nguy cơ cao mắc một số bệnh nhiễm trùng, do đó cần tiêm vắc xin cho trẻ để giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng do phế cầu (như viêm phổi). Vắc xin chỉ cần tiêm một lần duy nhất.
Để biết thêm thông tin — Hãy đến gặp nhân viên chăm sóc sức khỏe của trẻ để hỏi và có được nguồn thông tin tốt nhất liên quan đến tình trạng bệnh lý của trẻ.

 (Biên dịch: Lê Thân Phương – Cử nhân điều dưỡng tiên tiến K1 – ĐH Y Hà Nội)

Liên hệ (028) 7300 7115 hoặc 0813440448 để được tư vấn và đặt lịch khám chữa bệnh (không tính phí).

Tags: Celiac trẻ em trẻ nhỏ tiêu hóa dị ứng miễn dịch gluten lúa mì xét nghiệm điều trị hoàn toàn triệu chứng không gluten phẩm toàn phẩm không không chứa thời gian tuân theo tình trạng sinh thiết ruột chất dinh dưỡng thực phẩm chứa phẩm chứa gluten thực phẩm toàn thực phẩm không không chứa gluten suy dinh dưỡng


Nguyễn Văn Lý

52 Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội
Chuyên: Tai Mũi Họng, Tai Mũi Họng - Nhi, Nhi Khoa

Chu Hui Ping

585 North Bridge Road Singapore 188770
Chuyên: Tiêu Hóa, Nhi Khoa, Dinh dưỡng

Nguyễn Bạch Huệ

Số 3, Đường 17A, Phường Bình Trị Đông B, Quận Bình Tân, TP. Hồ Chí Minh
Chuyên: Nhi Khoa

Nguyễn Thị Thanh Thúy

18-20 Phước Hưng, Phường 8, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên: Tai Mũi Họng, Nhi Khoa

Nguyễn Hoàng Sơn

1E Trường Chinh, Quận Thanh Xuân, TP Hà Nội
Chuyên: Nhi Khoa, Tai Mũi Họng

Làm gì khi trẻ quấy khóc bất thường?

Quấy khóc bất thường được định nghĩa là tình trạng trẻ nhỏ trong ba tháng...

Nguyên nhân và cách chữa dậy thì muộn

Thế nào là dậy thì muộn? — Dậy thì là thuật ngữ chỉ sự thay đổi trong...

Đại tiện không tự chủ ở trẻ em

Đại tiện không tự chủ ở trẻ em là khi đứa trẻ đã được dạy...

Ống thông tai - Ear tubes

Ống thông tai là những ống nhỏ được bác sỹ đặt vào màng nhĩ của...

3 thói quen dùng thuốc của phụ huynh có thể hại chết con trẻ

Khi trẻ có các triệu chứng sốt, ho, sổ mũi bố mẹ liền vội vàng...

Vui lòng đợi...