Bệnh Celiac ở trẻ em: Nguyên nhân và triệu chứng


Ruột non đóng vai trò hấp thu thức ăn và chất dinh dưỡng. Do đó, nếu hệ miễn dịch gây tổn thương lớp niêm mạc của ruột non, cơ thể không được hấp thu những chất dinh dưỡng quan trọng từ thức ăn, dẫn đến tình trạng “hấp thu kém”.
Mặc dù bệnh celiac không thể chữa khỏi, một chế độ ăn nghiêm ngặt tránh các loại thực phẩm chứa gluten có thể giúp lớp niêm mạc ruột non khỏi bị phá hủy và trẻ hết các triệu chứng đi kèm, như tiêu chảy.

Bệnh Celiac ở trẻ em: Nguyên nhân và triệu chứng


Nguyên nhân của bệnh Celiac — Bệnh Celiac xảy ra do yếu tố di truyền của trẻ hoặc do tiếp xúc với 1 yếu tố kích hoạt. Trẻ bị bệnh Celiac thường do di truyền yếu tố nguy cơ từ một hoặc cả hai bố mẹ, sau đó phát triển thành bệnh khi tiếp xúc với thực phẩm chứa gluten.
Bệnh Celiac khác so với tình trạng dị ứng với lúa mì. Các dị ứng xảy ra khi các yếu tố khác nhau của hệ miễn dịch bị kích hoạt bởi lùa mì, gây nên các triệu chứng dị ứng như  phát ban và thở rít.


Các triệu chứng phổ biến bao gồm:
● Tiêu chảy
● Chán ăn
● Chướng bụng hoặc đau bụng
● Giảm cân hoặc khó tăng cân
Những triệu chứng này có thể bắt đầu ở bất cứ độ tuổi nào, từ trẻ sơ sinh đến người trưởng thành,  sau khi họ ăn thực phẩm chứa gluten.
Trong một số trường hợp, trẻ không có triệu chứng phổ biến nào nhưng có vần đề về chậm phát triển, thiếu máu thiếu sắt, phát ban, hoặc các vấn đề răng miệng.
Ở trẻ lớn hơn, các triệu chứng có thể bao gồm táo bón hoặc tiêu chảy, đi ngoài phân mỡ, đầy hơi, chướng bụng. Trẻ  lớn có thể bị thấp bé hơn các bạn cùng lứa tuổi và gặp khó khăn trong phát triển cân nặng, cũng như một số vấn đề khác như thiếu máu, loãng  xương.


Các triệu chứng về da — Viêm da dạng herpes phổ biến ở người lớn mắc bệnh Celiac. Tình trạng này không xảy ra nhiều trước tuổi dậy thì của người mắc bệnh. Người có các triệu chứng về da thì hầu như ít có các triệu chứng về tiêu hóa.
Các triệu chứng của viêm da dạng herpes vao gồm ngứa, nổi mụn nước ở khuỷu tay, đầu gối, mông, lưng dưới, mặt, cổ, thân mình, đôi khi còn trong khoang miệng .
 

Bệnh Celiac ở trẻ em: Nguyên nhân và triệu chứng


Triệu chứng gây khó chịu nhất là ngứa, rát. Gãi vào những nốt mụn nước sẽ làm chúng vỡ ra, để lại vùng da thâm và sẹo. Bác sĩ có thể làm sinh thiết da để xác định ban đỏ có phải do viêm da dạng herpes hay không. Tình trạng này sẽ hết sau vài tuần đến vài tháng, khi chế độ ăn được loại bỏ gluten hoàn toàn.


Vấn đề về răng miệng — Trẻ bị bệnh Celiac thường có những vấn đề về răng vĩnh viễn, bao gồm men răng ngả vàng hoặc có những đốm nâu, rãnh hoặc hố trên răng.

Bệnh Celiac ở trẻ em: Nguyên nhân và triệu chứng 


Loãng xương — Trẻ bị bệnh Celiac có nguy cơ xương bị yếu do kém hấp thu vitamin D. Phương pháp điều trị bệnh Celiac bằng chế độ ăn không có gluten có thể giải quyết tình trạng ở hầu hết các trường hợp. Nhưng đôi khi, trẻ cần được bổ sung thêm vitamin.


Các triệu chứng khác — Bệnh Celiac có thể gây nên các triệu chứng nhẹ và mơ hồ như mệt mỏi, thiếu máu thiếu sắt trong giới hạn hoặc thấp bé hơn các bạn cùng độ tuổi. Một khi trẻ được xác định mắc bệnh Celiac sau sinh thiết da hoặc ruột, cách điều trị duy nhất là hoàn toàn loại bỏ gluten trong chế độ ăn.


Trẻ nào cần xét nghiệm bệnh Celiac? — Không phải tất cả trẻ cần xét nghiệm bệnh Celiac. Nếu bạn lo lắng trẻ có các triệu chứng của bệnh, hãy tìm gặp bác sĩ để được tư vấn.


Trẻ có các triệu chứng dưới đây cần được xét nghiệm kiểm tra:
● Thấp bé so với tuổi, đặc biệt nếu trẻ chậm phát triển rõ rệt hoặc dáng thấp bé hơn so với các thành viên khác trong gia đình
● Tiêu chảy vài tuần liền.
● Táo bón mãn tính, đau bụng hay tái phát hoặc nôn.
● Vấn đề về răng miệng.
● Thời kì dậy thì không bắt đầu đúng thời điểm.
● Thiếu máu thiếu sắt không đáp ứng với điều trị.


Nhóm có nguy cơ cao — Khám và xét nghiệm được khuyến cáo đối với trẻ hơn ba tuổi có nguy cơ cao mắc bệnh Celiac, kể cả trẻ không có bất cứ triệu chứng nào.
Trẻ có một hoặc hơn những điều sau được xếp vào nhóm có nguy cơ cao mắc bệnh Celiac, nên được khám và xét nghiệm:
● Người thân bậc một (con cái, anh chị em) của một người mắc bệnh Celiac
● Hội chứng Đao
● Đái tháo đường tuýp 1
● Thiếu hụt IgA chọn lọc
● Hội chứng Turner
● Hội chứng Williams 
● Viêm tuyến giáp tự miễn

 

Liên hệ (028) 7300 7115 hoặc 0813440448 để được tư vấn và đặt lịch khám chữa bệnh (không tính phí).

Tags: Celiac tiêu hóa trẻ em trẻ nhỏ miễn dịch gluten lúa mì dị ứng răng miệng viêm dạng dạng herpes thực phẩm chứa phẩm chứa gluten viêm dạng herpes


Chu Hui Ping

585 North Bridge Road Singapore 188770
Chuyên: Tiêu Hóa, Nhi Khoa, Dinh dưỡng

Hồ Thị Hải

6 Nguyễn Văn Mai, P. 8, Q. 3
Chuyên: Sản Phụ Khoa, Nội Khoa, Nhi Khoa

Wendy Sinnathamby

585 North Bridge Road Singapore 188770
Chuyên: Hô Hấp, Nhi Khoa

Nguyễn Thị Diệu Anh

9/4 Cao Thắng, Phường 2, Quận 3
Chuyên: Tâm Lý, Nhi Khoa

Nguyễn Hoàng Sơn

1E Trường Chinh, Quận Thanh Xuân, TP Hà Nội
Chuyên: Nhi Khoa, Tai Mũi Họng

Làm gì khi trẻ quấy khóc bất thường?

Quấy khóc bất thường được định nghĩa là tình trạng trẻ nhỏ trong ba tháng...

Nguyên nhân và cách chữa dậy thì muộn

Thế nào là dậy thì muộn? — Dậy thì là thuật ngữ chỉ sự thay đổi trong...

Đại tiện không tự chủ ở trẻ em

Đại tiện không tự chủ ở trẻ em là khi đứa trẻ đã được dạy...

Ống thông tai - Ear tubes

Ống thông tai là những ống nhỏ được bác sỹ đặt vào màng nhĩ của...

3 thói quen dùng thuốc của phụ huynh có thể hại chết con trẻ

Khi trẻ có các triệu chứng sốt, ho, sổ mũi bố mẹ liền vội vàng...

Vui lòng đợi...