Bệnh thủy đậu


 

Phòng tránh thủy đậu như thế nào?

Vắc xin có hiệu lực phòng tránh được tới 70 tới 90% nếu cơ thể đáp ứng tốt với kháng sinh. Những trường hợp không đáp ứng kháng thể tốt thì vẫn có thể bị thủy đậu mặc dù đã tiêm phòng nhưng triệu chứng của bệnh khi đó sẽ nhẹ hơn rất nhiều.

               thủy đậu

Tiêm vắc xin phòng ngừa

Vắc-xin Varicella chứa virus sống do đó mà không được chỉ khuyên khích ở những trẻ bị tổn thương hệ miễn dịch hoặc trẻ bị sốt hay bị mắc bệnh trong thời điểm tiêm phòng vắc-xin. Vắc-xin này cũng không đưiọc dùng cho những trẻ bị dị ứng với neomycin hay gelatin. Tác dụng phụ thường gặp nhất là đau và đỏ ở vùng tiêm và nổi ban nhẹ (trên dưới 5 nốt ban). Vắc-xin Varicella không làm tăng ngu cơ bị bệnh zona như nhiều người vẫn nghĩ.

Tiêm Văc-xin ở người trưởng thành

Người trưởng thành thường không tiêm Vắc-xin Varicella do đa số mọi người đã từng bị thủy đậu trước đó. Người đã từng bị thủy đậu sẽ có miễn dịch tự nhiên chống lại nhiễm trùng do virus varicella.

Ngược lại, người trưởng thành nếu chưa có miễn dịch với thủy đậu có thể tiêm phòng Vac-xin để phòng tránh. Trong thực tế, các chuyên gia vẫn khuyến cáo nên tiêm phòng varicella ở những đối tượng nằm trong nhóm nguy cơ cao bao gồm:

  • Nhân viên y tế

  • Những người thường xuyên tiếp xúc với người hệ miễn dịch bị suy giảm ( bao gồm cả những bệnh nhân ghép tạng và bệnh nhân HIV)

  • Giáo viên mẫu giáo, tiểu học

  • Những người chăm sóc chuyên nghiệp cho bệnh nhân

  • Người lớn mẫn cảm với bệnh tật tại môi trường tập thể như: căn cứ quân sự, trường học, cơ sở cải huấn

  • Du khách đi du lịch nước ngoài

  • Phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ

Tuy nhiên, phụ nữ mang thai hay đang có sự định mang thai, có tiền sử dị ứng nặng với neomycin hoặc gelatin không nên tiêm vắc-xin varicella

thủy đậu

Nếu bạn đang nằm trong nhóm nguy cơ cao, nhưng lại không biết mình đã có kháng thể chống varicella hay chưa thì có thể đi làm xét nghiệm máu để kiểm tra

Liều vắc-xin đầy đủ cho người lớn và trẻ em trên 12 tuổi cần hai mũi chích ngừa cách nhau 6-8 tháng. Trẻ em dưới 12 tuổi cần được tiêm hai mũi vắc-xin cách nhau 3 tháng.

Biểu hiện và triệu chứng của thủy đậu

Biểu hiện đầu tiên bao gồm sốt, mệt mỏi, đau họng và mất cảm giác ngon miệng. Một vài ngày sau đó, các ban sẽ xuất hiện.  Ban thủy đậu xuất hiện đầu tiên thành những đám nhỏ, ngứa, đỏ rộp sau đó sẽ to dần thành những nốt phỏng có chứa dịch bên trong và vỡ ra. Sau khi bị vỡ, những nốt này khô đi, cứng và đóng vảy lại. Nốt thủy đậu thường mọc ở mặt, ngực, lưng và ở các chi. Các nốt mới sẽ mọc thêm trong vài ngày sau.     

Các nốt thủy đậu sẽ tồn tại trong bao lâu?

Những nốt mới sẽ mọc thêm trên trong khoảng 4 ngày kể từ khi nốt đầu tiên xuất hiện. Hầu hết mọi người sẽ không mọc thêm nốt mới từ ngày thứ 6 trở đi. Các nốt sau vỡ đóng vảy và thường biến mất sau một hoặc hai tuần. Sẹo mà chúng để lại trên da sẽ mờ dần tùy theo cơ địa của từng người.

Bệnh thủy đậu lây lan thế nào?

Nếu chưa bao giờ mắc thủy đậu, có nghĩa là bạn chưa được miễn dịch với virus varicella. Bạn có thể bị nhiễm virus này khi hít phải không khí có chứa virus hoặc sờ vào những nốt thủy đậu của người khác. Thủy đậu rất dễ lây, Virus có thể lây lan ngay cả khi người mắc bệnh chưa nổi ban hoặc chưa có biểu hiện đau ốm.  

Thời gian ủ bệnh sau khi nhiễm virus là 2 tuần, cơ thể bạn chưa hề xuất hiện triệu chứng nào.  Virus có thể bắt đầu được truyền từ cơ thể bạn cho người khác từ 2 ngày trước khi triệu chứng đầu tiên xuất hiện cho tới khi tất cả các nốt thủy đậu bị vỡ và đóng vảy. Chính vì vậy mà trong khoảng thời gian này, bệnh nhân nên hạn chế tiếp xúc với người chưa bao giờ bị Thủy đậu. Tốt nhất là nên ở nhà, tránh xa trẻ em và người lớn.

Mặc dù thủy đậu là một bệnh nhiễm trùng nhẹ ở đa số trẻ em, nhưng ở người trưởng thành miễn dịch kém hay ở nhưng cá thể thuộc nhóm nguy cơ cao (phụ nữ mang thai, trẻ sơ sinh, những người bị tổn thương hệ miễn dịch như bệnh nhân ghép tạng, ghép tủy hay bệnh nhân nhiếm HIV)  thì căn bệnh tưởng chừng như đơn giản này có thể gây ra những biến chứng vô cùng nghiêm trọng.

Vì thế mà nếu bị mắc thủy đậu, tốt nhất, bạn nên tránh xuất hiện ở nơi đông người và tránh tiếp xúc với mọi người xung quanh cho tới khi các nốt phỏng đóng vảy hoàn toàn.

Mắc thủy đậu từ người bị bệnh zona

Mặc dù không phổ biến nhưng người chưa được tiêm vắc-xin thủy đậu hay vắc xin varicella cũng có thể bị nhiễm virus này do hít phải từ không khí xung quanh người bị bệnh zona.

Liệu tôi có thể mắc bệnh thủy đậu hai lần không?

Đa số mọi người sẽ không mắc lại bệnh này lần thứ hai. Tuy hiếm nhưng không phải là không có trường hợp này. Khi đó virus sẽ gây ra bệnh zona.

(Biên dịch:Tạ Ngọc Đan Trang - Cử nhân điều dưỡng tiên tiến K1 - ĐH Y Hà Nội)

 

 

Liên hệ (028) 7300 7115 hoặc 0813440448 để được tư vấn và đặt lịch khám chữa bệnh (không tính phí).

Tags: thủy đậu triệu chứng miễn dịch bệnh zona người trưởng trưởng thành nhóm nguy những người bệnh nhân mang thai biểu hiện xuất hiện nhiễm virus người trưởng thành


Veronica Toh

585 North Bridge Road Singapore 188770
Chuyên: Nhi Khoa

Huỳnh Thị Phương

189 Đường Lê Văn Việt , Phường Hiệp Phú, Quận 9, Hồ Chí Minh
Chuyên: Sản Phụ Khoa

Phan Ngọc Thanh Trà

25 Hoàng Hoa Thám, Phường 6, Quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh
Chuyên: Tâm Lý, Nhi Khoa

Chu Hui Ping

585 North Bridge Road Singapore 188770
Chuyên: Tiêu Hóa, Nhi Khoa, Dinh dưỡng

Nguyễn Thị Bích Ngọc

52 Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội
Chuyên: Sản Phụ Khoa, Hiếm Muộn, Siêu Âm Thai

Làm gì khi trẻ quấy khóc bất thường?

Quấy khóc bất thường được định nghĩa là tình trạng trẻ nhỏ trong ba tháng...

Nguyên nhân và cách chữa dậy thì muộn

Thế nào là dậy thì muộn? — Dậy thì là thuật ngữ chỉ sự thay đổi trong...

Đại tiện không tự chủ ở trẻ em

Đại tiện không tự chủ ở trẻ em là khi đứa trẻ đã được dạy...

Ống thông tai - Ear tubes

Ống thông tai là những ống nhỏ được bác sỹ đặt vào màng nhĩ của...

3 thói quen dùng thuốc của phụ huynh có thể hại chết con trẻ

Khi trẻ có các triệu chứng sốt, ho, sổ mũi bố mẹ liền vội vàng...

Vui lòng đợi...