Biểu hiện viêm tiết niệu ở trẻ em và cách chữa trị


Đường tiết niệu là gì? — Đường tiết niệu là nhóm các tạng trong cơ thể đảm nhiêm chức năng bài tiết nước tiểu (hình 1). Đường tiết niệu bao gồm:

cấu tạo thận

  • Thận, 2 tạng có hình hạt đậu có chức năng lọc máu thành nước tiểu
  • Bàng quang, 1 tạng có hình bóng có chức năng trữ nước tiểu
  • Niệu quản, 2 ống dẫn có chức  nước tiểu từ thận xuống bàng quang
  • Niệu đạo, ống dẫn nước tiểu từ quàng quang ra ngoài cơ thể

Nguyên nhân gây nhiễm khuẩn đường tiết niêu là gì?— Nhiễm khuẩn đường tiết niệu (UIT) thường có nguyên nhân do vi khuẩn. Thông thường, vi khuẩn không có trong đường tiết niệu. Nhưng nếu chúng đi lên từ niệu đạo và xâm nhập vào bàng quang hoặc thận thì có thể gây ra tình trang nhiễm khuẩn đường tiết niệu

Trẻ em có nguy cơ cao mắc nhiễm khuẩn đường tiết niệu nếu:

  • Dị dạng đường tiết niệu bẩm sinh.
  • Bàng quang làm việc bất thường.
  • Trẻ là nam và không được cắt bao quy đầu. Những trẻ nam được cắt bao quy đầu sẽ phải thực hiện một phẫu thuật để cắt bỏ lớp da bao phủ trên đầu dương vật.

Các triệu chứng của nhiễm khuẩn đường tiết niệu là gì? — Các triệu chứng phụ thuộc vào độ tuổi của trẻ :

Những trẻ ít hơn 2 tuổi có thể có ít nhất 1 trong các triệu chứng sau:

  • Sốt – Đây có thể là triệu chứng duy nhất của trẻ
  • Nôn hoặc tiêu chảy
  • Quấy khóc
  • Ăn kém

Trẻ từ 2 tuổi trở lên có thể có các triệu chứng:

  • Cảm giác đau hoặc rát khi tiểu tiện
  • Có nhu cầu đi tiểu thường xuyên hơn bình thường
  • Đau ở phần vùng bụng dưới hoặc vùng mạn sườn (hình 2)
  • Sốt

viêm tiết niệu ở trẻ em

Có xét nghiệm nào để chẩn đoán nhiễm khuẩn đường tiết niệu hay không? — có. Để kiểm tra nhiễm khuẩn đường tiết niệu, bác sỹ hoặc điều dưỡng sẽ cho con bạn làm xét nghiệm nước tiểu. Để thu thập mẫu nước tiểu, trẻ cần phải tiểu tiện vào lọ chứa nước tiểu ở cơ sở y tế.

Nếu con bạn không đi vệ sinh được, bác sỹ và điều dưỡng có thể lấy mẫu nước tiểu từ bàng quang của trẻ. Họ sẽ đưa 1 ống mảnh vào trong niệu đạo và đưa lên bàng quang để dẫn nước tiểu ra. Sau đó cái ống sẽ được rút ra và nước tiểu sẽ được xét nghiệm.

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu được điều trị như thế nào? — Hầu hết các nhiễm khuẩn đường tiết niệu đươc điều trị bằng kháng sinh. Những thuốc này giết chết vi khuẩn, là nguyên nhân gây nên nhiễm khuẩn.

Các triệu chứng của con bạn có thể thuyên giảm chỉ trong vòng 1 đến 2 ngày sau khi bắt đầu sử dụng thuốc. Tuy vậy, việc cho trẻ sử dụng thuốc tuân thủ theo chỉ định là vấn đề hết sức quan trọng. Nếu không, nhiễm khuẩn có thể tái phát.

Khi nào tôi nên báo cho bác sỹ hay điều dưỡng ? — Hãy báo cho bác sỹ hay điều dưỡng nếu các triệu chứng của con bạn không thuyên giảm hoặc trở nên trầm trọng hơn.

Bạn cũng nên báo cho bác sỹ hoặc điều dưỡng nếu con bạn lại có các triệu chứng của nhiễm khuẩn đường tiết niệu ở những lần khác.

Tôi cần làm gì khi con tôi có tình trạng nhiễm khuẩn tiết niệu tái diễn nhiều lần – Nếu con bạn có tình trạng nhiễm khuẩn tiết niệu tái diễn nhiều lần, bác sỹ của con bạn có thể sẽ khuyến cáo cho con bạn sử dụng kháng sinh hàng ngày. Điều này có thể giúp con bạn phòng tránh nhiễm khuẩn đường tiết niệu tái phát.

Liên hệ (028) 7300 7115 hoặc 0813440448 để được tư vấn và đặt lịch khám chữa bệnh (không tính phí).

Tags: viêm tiết niệu triệu chứng viêm tiết niệu cách chữa viêm tiết niệu nước tiểu bàng quang nguyên nhân nhiễm khuẩn khuẩn đường triệu chứng điều dưỡng đường tiết niệu nhiễm khuẩn đường khuẩn đường tiết


Nguyễn Văn Lý

52 Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội
Chuyên: Tai Mũi Họng, Tai Mũi Họng - Nhi, Nhi Khoa

Hồ Thị Hải

6 Nguyễn Văn Mai, P. 8, Q. 3
Chuyên: Sản Phụ Khoa, Nội Khoa, Nhi Khoa

Joyce Chua Horng Yiing

585 North Bridge Road Singapore 188770
Chuyên: Ung Thư, Nhi Khoa, Ngoại Khoa

Tạ Minh Đức

9/4 Cao Thắng, Phường 2, Quận 3
Chuyên: Nhi Khoa

Nguyễn Hoàng Sơn

1E Trường Chinh, Quận Thanh Xuân, TP Hà Nội
Chuyên: Nhi Khoa, Tai Mũi Họng

Làm gì khi trẻ quấy khóc bất thường?

Quấy khóc bất thường được định nghĩa là tình trạng trẻ nhỏ trong ba tháng...

Nguyên nhân và cách chữa dậy thì muộn

Thế nào là dậy thì muộn? — Dậy thì là thuật ngữ chỉ sự thay đổi trong...

Đại tiện không tự chủ ở trẻ em

Đại tiện không tự chủ ở trẻ em là khi đứa trẻ đã được dạy...

Ống thông tai - Ear tubes

Ống thông tai là những ống nhỏ được bác sỹ đặt vào màng nhĩ của...

3 thói quen dùng thuốc của phụ huynh có thể hại chết con trẻ

Khi trẻ có các triệu chứng sốt, ho, sổ mũi bố mẹ liền vội vàng...

Vui lòng đợi...