Các bệnh thường gặp ở trẻ trong mùa hè


bệnh trẻ em mùa hè

Bệnh rôm sảy

Nguyên nhân: Thời tiết nóng nực dễ gây nên hiện tượng nổi mụn nhọt, rôm sảy và các mẩn ngứa đỏ ở trẻ nhỏ. Nếu trẻ không được chăm sóc tốt đặc biệt là vấn đề vệ sinh ngoài da kém, rôm sảy sẽ phát triển thành mụn mủ, có thể còn phát triển thành nhọt, gây nguy cơ bị viêm da mãn tính, nặng hơn còn tiến triển thành viêm cầu thận cấp rất nguy hiểm.

Cách phòng tránh:

- Dùng các loại lá như rau diếp cá, lá kinh giới để tắm cho bé trong mùa hè nóng lực vừa phòng tránh cũng như chữa cho trẻ khỏi bị rôm sảy .

- Đưa trẻ vào nơi thoáng mát, lau khô mồ hôi, tắm rửa hoặc ít nhất cũng thay quần áo khác sạch sẽ hơn, cho trẻ uống nhiều nước.

- Không bôi quá nhiều phấn rôm trên da trẻ vì phấn rôm sẽ làm bít tắt đường thoát mồ dẫn đến ứ đọng mồ hôi tạo ra nhiều rôm hơn.

 

Bệnh tiêu chảy

Nguyên nhân:

- Bệnh xuất hiện quanh năm, nhưng xảy ra nhiều nhất vào mùa hè vì ruồi nhặng phát triển, nguồn nước bị ô nhiễm, ăn hoa quả sống rửa không sạch. Các triệu chứng thường thấy: Số lần đi đại tiện có thể ít (3-5 lần/ngày) hay nhiều (vài chục lần/ngày); Đau bụng (từng cơn hay liên tục, mót rặn hoặc đau quanh hậu môn); Buồn nôn hay nôn.

- Do trẻ sơ sinh rối loạn tiêu hóa hoặc nhiễm khuẩn đường ruột, kém hấp thu dưỡng chất, bị dị ứng thức ăn, dị ứng với sữa hoặc bà mẹ sử dụng quá nhiều thức ăn hoặc thuốc có tính chất nhuận tràng trong giai đoạn cho trẻ bú,…

Cách phòng tránh:

- Với trẻ sơ sinh đang bú mẹ, không ăn thêm thức ăn nào khác. Cho trẻ bú ít nhất 6 tháng để đảm bảo sức khỏe và vệ sinh cho bé .

- Thường xuyên tắm cho bé và vệ sinh cho bé hàng ngày .

- Nếu trẻ có dấu hiệu mắc bệnh tiêu chảy, hãy đưa bé đến ngay cơ sở y tế hoặc các bệnh viện để các bác sĩ tư vấn và chữa trị.

 

Bệnh chân tay miệng

Nguyên nhân: Thời tiết nóng nực là yếu tố khiến trẻ rất dễ mắc bệnh chân tay miệng. Sau khi trẻ bị nhiễm virus từ 3 – 5 ngày, các triệu chứng bắt đầu xuất hiện: đau họng , sổ mũi, sốt nhẹ. Sau đó bắt đầu xuất hiện các mụn nước ở niêm mạc miệng, dập vỡ rất nhanh tạo ra các vết trợt loét rất đau rát. Bệnh chủ yếu xảy ra ở trẻ em, rất dễ lan thành dịch. Nếu không được chăm sóc và điều trị kịp thời bệnh rất dễ biến chứng thành viêm não dẫn đến tử vong ở trẻ.

Cách phòng tránh:

- Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ cho trẻ .

- Hiện tại chưa có vacxin để để tiêm phòng cho trẻ. Nếu phát hiện trẻ mắc bệnh chân tay miệng hãy đưa trẻ đến các bệnh viện gần nhất để kiểm tra và điều trị kịp thời.

 

Bệnh sốt xuất huyết

Nguyên nhân:

- Do muỗi đốt mang virut bệnh sốt xuất huyết gây ra.

- Dấu hiệu đầu tiên là trẻ bị sốt trong 7 ngày trở lại. Trẻ không ho, không sổ mũi, không tiêu chảy.

- Trên người nổi những nốt xuất huyết, thường là ở cánh tay, cẳng chân. Các nốt này tròn, nhỏ như vết muỗi cắn nhưng khác ở chỗ khi căng ra những điểm này không biến mất.

- Trẻ có thể đau bụng ở hạ sườn phải do gan to lên.

- Chảy máu cam, nôn hoặc đi ngoài ra máu (đi ngoài phân đen).

- Nặng hơn trẻ có thể bị truỵ tim mạch (sốc): tay chân lạnh, người lừ đừ, kêu mệt. Triệu chứng này thường xuất hiện vào ngày thứ ba đến ngày thứ năm của đợt sốt.

Cách phòng tránh:

- Thường xuyên tắm cho trẻ và vệ sinh thân thể cho trẻ.

- Mắc màn cẩn thận khi ngủ, không cho muỗi bay vào và vệ sinh giường của trẻ thường xuyên.

- Nếu trẻ mắc bệnh gia đình cần đưa trẻ đến các trạm y tế hoặc bệnh viện gần nhất để kiểm tra.

 

Bệnh viên màng não

Nguyên nhân: Do thời tiết nóng nực gây nên và do trẻ mắc bệnh chân tay miệng biến chứng thành bệnh viên màng não ở trẻ.

Cách phòng tránh:

- Vệ sinh và chăm sóc bé thật tốt. Tránh tình trạng trẻ mắc bệnh chân tay miêng.

- Nếu trẻ có những dấu hiệu của bệnh viên màng não hãy đưa trẻ đến bệnh viện để kịp thời chữa trị.

 

Bệnh sởi

Nguyên nhân:

- Bệnh sởi ở trẻ là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút sởi gây nên. Bệnh lây từ người sang người chủ yếu qua đường hô hấp.

- Các triệu chứng thường gặp của bệnh sởi là: có sốt, phát ban và kèm theo ít nhất một trong các dấu hiệu sau: ho, chảy mũi, đau mắt đỏ, nổi hạch (cổ, chẩm, sau tai), sưng đau khớp. Sau mắc sởi, do sức đề kháng của cơ thể suy giảm, bệnh nhân dễ bị biến chứng nếu không được điều trị kịp thời như: mù lòa, tiêu chảy cấp, viêm phổi, viêm não, có thể dẫn đến tàn phế, tử vong đặc biệt ở trẻ nhỏ, trẻ suy dinh dưỡng, mắc HIV/AIDS hoặc các bệnh suy giảm miễn dịch bẩm sinh. Đối với phụ nữ mang thai, mắc sởi khi mang thai có thể gây ra sảy thai, đẻ non.

Cách phòng tránh:

- Đưa trẻ đi tiêm phòng bệnh sởi theo đúng lịch tiêm phòng vắc xin sởi.

- Thường xuyên vệ sinh thân thể cho trẻ nhỏ để tránh trẻ mắc các bệnh về đường hô hấp.

 

Liên hệ (028) 7300 7115 hoặc 0813440448 để được tư vấn và đặt lịch khám chữa bệnh (không tính phí).

Tags: bệnh trẻ em mùa hè chân tay miệng sởi sốt xuất huyết tiêu chảy rôm sảy viêm màng não phòng tránh tiêu chảy xuất hiện triệu chứng thường xuyên bệnh viện bệnh chân biến chứng tiêm phòng xuất huyết bệnh viên viên màng nguyên nhân thời nhân thời tiết thời tiết nóng cách phòng tránh bệnh viên màng đau mắt đỏ đau khớp suy dinh dưỡng tim mạch


Nguyễn Thị Diệu Anh

9/4 Cao Thắng, Phường 2, Quận 3
Chuyên: Tâm Lý, Nhi Khoa

Veronica Toh

585 North Bridge Road Singapore 188770
Chuyên: Nhi Khoa

Nguyễn Bạch Huệ

Số 3, Đường 17A, Phường Bình Trị Đông B, Quận Bình Tân, TP. Hồ Chí Minh
Chuyên: Nhi Khoa

Wendy Sinnathamby

585 North Bridge Road Singapore 188770
Chuyên: Hô Hấp, Nhi Khoa

Nguyễn Văn Lý

52 Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội
Chuyên: Tai Mũi Họng, Tai Mũi Họng - Nhi, Nhi Khoa

Làm gì khi trẻ quấy khóc bất thường?

Quấy khóc bất thường được định nghĩa là tình trạng trẻ nhỏ trong ba tháng...

Nguyên nhân và cách chữa dậy thì muộn

Thế nào là dậy thì muộn? — Dậy thì là thuật ngữ chỉ sự thay đổi trong...

Đại tiện không tự chủ ở trẻ em

Đại tiện không tự chủ ở trẻ em là khi đứa trẻ đã được dạy...

Ống thông tai - Ear tubes

Ống thông tai là những ống nhỏ được bác sỹ đặt vào màng nhĩ của...

3 thói quen dùng thuốc của phụ huynh có thể hại chết con trẻ

Khi trẻ có các triệu chứng sốt, ho, sổ mũi bố mẹ liền vội vàng...

Vui lòng đợi...