Các tổn thương răng miệng ở trẻ em


Các tổn thương răng miệng ở trẻ em

Các nguyên nhân gây ra Các tổn thương răng miệng ở trẻ em bao gồm:

  • Ngã 
  • Chơi thể thao
  • Đánh nhau
  • Cắn trượt hoặc vật gì đó va vào miệng

Bạn nên gọi cho bác sỹ hoặc nha sỹ nếu:

  • Trẻ bị đau nhiều hoặc đau các vùng khi chạm vào
  • Vùng tổn thương do nhiệt độ nóng hoặc lạnh
  • Răng bị gãy, rụng sau tổn thương
  • Vết cắt lớn trong miệng hoặc trên mặt. Vùng chảy máu không ngừng sau 10 phút thậm chí không ngừng khi đã băng ép.
  • Hàm trẻ bị đau khi mở miệng hoặc ngậm miệng
  • Khó nuốt hoặc khó thở
  • Mắc vật gì đó ở lưới, má hoặc vòm miệng, họng.
  • Vùng họng bị vật gì đó đâm vào
  • Trẻ bị yếu hoặc tê cùng nào đó, nói líu nhíu, hoặc khó nhìn
  • Có các dấu hiệu của nhiễm trùng như sốt, đỏ, đau và nghiêm trọng dần theo thời gian.

Bạn có thể làm một trong các việc dưới đây giúp trẻ thấy thoải mái hơn sau khi bị Các tổn thương răng miệng:

  • Băng ép vùng chảy máu bằng khăn hoặc gạc sạch. Giữ vùng đó khoảng 10 phút.
  • Cho trẻ dùng thuốc giảm đau như Ibuprofen hoặc Acetaminophen.

Các tổn thương răng miệng ở trẻ em

Bác sỹ hoặc nha sỹ sẽ quyết định xét nghiệm cần thực hiện cho trẻ dựa vào triệu chứng và hoàn cảnh bị tổn thương. Thường thì bác sỹ hoặc nha sỹ cần khám và hỏi trẻ tổn thương xảy ra như thế nào. Trong một vài trường hợp, X-quang hoặc các chẩn đoán hình ảnh khác cần thực hiện để kiểm tra xương gãy hoặc răng bị tổn thương.
Việc trẻ có cần điều trị tổn thương răng hay không phụ thuộc vào vị trí mức độ tổn thương và độ tuổi của trẻ. Con bạn có thể không cần bất cứ điều trị gì. Đối với tổn thương răng, việc điều trị tùy thuộc vào đó là răng sữa hay răng vĩnh viễn. Nếu bạn và bác sỹ không chắc chắn răng bị tổn thương là răng nào thì cần nhờ đến X-quang.
Tùy thuộc vào loại tổn thương mà có cách điều trị khác nhau. Đối với răng sữa, nha sỹ sẽ chỉnh sửa lại răng, nhổ răng hoặc không làm gì. Nếu răng sữa được nhổ hoặc chỉnh sửa thì răng vĩnh viễn vẫn mọc bình thường. Đối với răng vĩnh viễn:

  • Nếu một răng vĩnh viễn bị lung lay, nha sỹ sẽ đẩy nó vào đúng vị trí. Để giữ nó đúng vị trí trong thời gian điều trị, có thể cần dùng đến nẹp hoặc chỉ.
  • Nếu một răng vĩnh viễn bị vỡ, nha sỹ sẽ hàn phần vỡ vào hoặc cố định răng vỡ bằng chất liệu khác giống như răng
  • Nếu một răng vĩnh viễn bị gãy. Bạn nên để nó vào trong lỗ phần lợi càng sớm càng tốt. Răng có thể tồn tài nếu nó được gắn vào trong vòng 15 phút. Nếu bạn phải đợi để cho răng vào thì hãy ngâm chiếc răng gãy trong sữa lạnh sau đó để nó vào trong lỗ phần lợi trong vòng 1 giờ.

Sau đây là một vài mẹo cho việc để răng vào lỗ phần lợi:

  • Giữ lại phần cuối để có thể gắn vào bình thường
  • Rửa nhẹ nhàng lỗ phần lợi bằng nước sạch
  • Nhét vào lỗ phần lợi bằng tay của bạn
  • Cho trẻ cắn vào khăn để giữ răng đúng vị trí
  • Đến gặp nha sỹ ngay lập tức

Các tổn thương răng miệng ở trẻ em

Các phần tổn thương khác ở miệng của trẻ được điều trị phụ thuộc vào vị trí, loại và mức độ tổn thương. Con bạn có thể không cần điều trị gì, trong một vài trường hợp, con bạn cần:

  • Khâu để cố định vết cắt ở lưỡi hoặc môi
  • Phẫu thuật nếu có vật chọc vào họng như bút chì, bàn chải đánh răng, que kẹo, rơm hoặc những vật khác. Nó có thể xảy ra khi trẻ ngã vào những vật đó.
  • Kháng sinh để bảo vệ trẻ khỏi nhiễm trùng
  • Liều chống uốn ván để ngăn ngừa các bệnh nghiêm trọng.

Các tổn thương răng miệng ở trẻ em có thể được ngăn ngừa bằng cách:

  • Cho trẻ dùng các dụng cụ bảo vệ miệng khi chơi thể thao. Loại tốt nhất được làm bởi nha sỹ chuyên dùng cho trẻ nhỏ
  • Ngồi khi ăn để tránh vật gì đó đâm vào họng khi vừa ăn vừa di chuyển
  • Không ăn trong xe ô tô
  • Chỉ cho đồ ăn, đồ uống vào miệng trẻ.

 
(Biên dịch: Cấn Thị Hoa – Cử nhân điều dưỡng tiên tiến khóa 1 – Đại học Y Hà Nội)

Liên hệ (028) 7300 7115 hoặc 0813440448 để được tư vấn và đặt lịch khám chữa bệnh (không tính phí).

Tags: tổn thương răng miệng gãy răng rụng răng đau răng nha sĩ


Nguyễn Hoàng Sơn

1E Trường Chinh, Quận Thanh Xuân, TP Hà Nội
Chuyên: Nhi Khoa, Tai Mũi Họng

Lê Thị Lục Hà

17A Khuông Việt, P. Phú Trung, Q. Tân Phú, Hồ Chí Minh
Chuyên: Sản Phụ Khoa

Hồ Thị Hải

6 Nguyễn Văn Mai, P. 8, Q. 3
Chuyên: Sản Phụ Khoa, Nội Khoa, Nhi Khoa

Nguyễn Đình Vinh

969 Nguyễn Kiệm, P. 3, Q. Gò Vấp, Hồ Chí Minh
Chuyên: Sản Phụ Khoa

Chow Kah Kiong

585 North Bridge Road Singapore 188770
Chuyên: Sản Phụ Khoa

Làm gì khi trẻ quấy khóc bất thường?

Quấy khóc bất thường được định nghĩa là tình trạng trẻ nhỏ trong ba tháng...

Nguyên nhân và cách chữa dậy thì muộn

Thế nào là dậy thì muộn? — Dậy thì là thuật ngữ chỉ sự thay đổi trong...

Đại tiện không tự chủ ở trẻ em

Đại tiện không tự chủ ở trẻ em là khi đứa trẻ đã được dạy...

Ống thông tai - Ear tubes

Ống thông tai là những ống nhỏ được bác sỹ đặt vào màng nhĩ của...

3 thói quen dùng thuốc của phụ huynh có thể hại chết con trẻ

Khi trẻ có các triệu chứng sốt, ho, sổ mũi bố mẹ liền vội vàng...

Vui lòng đợi...