Các triệu chứng đầu tiên của bệnh sởi
Vắc xin phòng bệnh sởi là vắc xin MMR, bảo vệ chống lại 3 loại nhiễm trùng khác nhau: sởi, quai bị và rubella. Chỉ cần 2 mũi vắc xin MMR là có thể chống lại bệnh sởi.
Những người có nguy cơ mắc bệnh sởi là:
-
Trẻ em quá nhỏ để tiêm vắc xin phòng sởi
-
Những người chưa từng tiêm vắc xin phòng sởi
-
Những người chưa tiêm mũi thứ 2 của vắc xin phòng sởi
-
Những người tiêm một mũi vắc xin hoạt động không hiệu quả.
Đến những đất nước mà vắc xin sởi không phổ biến hoặc ở xung quanh những người đến từ đất nước này có thể tăng nguy cơ bị sởi. Cuối năm 2014 và đầu năm 2015, có vụ bùng phát sởi ở Mỹ, bắt đầu từ một công viên giải trí ở California. Hầu hết những người bị sởi trong trường hợp này đều chưa từng tiêm vắc xin MMR. Sởi có thể gây ra các vấn đề lâu dài về phổi, tai, não nghiêm trọng. Thậm chí có thể tử vong do sởi và do các vấn đề từ sởi.
Một vài người có nguy cơ cao mắc các vấn đề nghiêm trọng từ sởi như:
-
HIV/AIDS hoặc ung thư.
-
Phụ nữ có thai
-
Những người không đủ thực phẩm và vitamin.
-
Trẻ nhỏ
-
Người già
Các triệu chứng đầu tiên của sởi bao gồm:
-
Sốt, đến 40ºC.
-
Cảm thấy ốm, như cảm lạnh.
-
Giảm khẩu vị.
-
Xuất hiện các đốm ở miệng như các hạt muối.
Sau các triệu chứng đầu tiên, rất nhiều người có:
-
Mắt đỏ và chảy nước mắt. Mắt có thể tăng nhạy cảm với ánh sáng mạnh.
-
Ho và hắt hơi.
-
Ban đỏ bắt đầu ở mặt, lan khắp cơ thể.
-
Viêm họng.
Hầu hết mọi người cảm thấy khỏe hơn sau 2 ngày ban nổi. Sau 3 – 4 ngày, ban đỏ bắt đầu chuyển thành màu nâu và biến mất, da bong tróc như là sau khi cháy nắng. Rất nhiều người bị ho trong 1 – 2 tuần sau khi ban biến mất.
Một vài người mắc sởi có các triệu chứng khác như đau đầu, đau ngực, hoặc các vấn đề về hô hấp.
Nếu bạn chưa từng bị sởi và chưa tiêm vắc xin MMR, bạn có thể bị sởi từ những người mang bệnh. Có thể là do bạn ở xung quanh những người mang bệnh hoặc đến những nơi người mang bệnh đã đến. Một người bị sởi có thể lây lan bệnh trong vòng 5 ngày trước khi bị nổi ban và ngày sau khi ban biến mất.
Bạn nên gọi bác sỹ nếu nghi ngờ bản thân hoặc con bạn mắc sởi. Nếu bạn hoặc con bạn bị sốt và phát ban, hãy gọi bác sỹ, họ sẽ hỏi bạn những câu hỏi và đưa ra định hướng bạn làm gì tiếp theo. Không đến phòng khám mà ko gọi điện trước vì sởi rất dễ lây lan nên bạn có thể lây bệnh đến những người khác trong phòng khám.
Nếu bạn hoặc con bạn chưa tiêm vắc xin MMR, hãy gọi bác sỹ khi bạn hoặc con bạn ở gần người mắc sởi để tránh bị mắc bệnh. Nếu bạn tiêm vắc xin đủ sớm, nó có thể giúp ngăn chặn sởi và làm nó ít nghiêm trọng hơn. Những người không thể tiêm vắc xin có thể uống thuốc để tránh sởi.
Có những xét nghiệm xác định sởi, bác sỹ có thể làm xét nghiệm máu để xác định sởi tuy nhiên không cần thiết vì họ có thể xác định qua hỏi triệu chứng và khám bệnh.
Đối với hầu hết mọi người, không có cách điều trị đặc hiệu. Nếu bạn hoặc con bạn mắc sởi, bạn có thể:
-
Nghỉ ngơi
-
Uống nhiều nước
-
Uống thuốc acetaminophen (Tên nhãn hiệu: Tylenol) để giảm sốt và giảm đau.
Không cho trẻ dưới 18 tuổi dùng thuốc aspirin vì có thể gây ra hội chứng Reye nguy hiểm.
Bác sỹ kê Vitamin A cho một vài trẻ bị sởi. Nếu con bạn cần điều trị tại bệnh viện hoặc có những vấn đề sức khỏe khác ngoài sởi, bác sỹ sẽ cho trẻ uống Vitamin A.
Nếu sởi gây ra các vấn đề khác như nhiễm trùng tai, bác sỹ sẽ điều trị. Nhưng có một số vấn đề sức khỏe từ sởi có thể đe dọa tính mạng.
Sởi có thể phòng tránh bằng vắc xin MMR. Tất cả mọi trẻ em nên tiêm vắc xin MMR từ 12 – 15 tháng tuổi. Và mũi thứ 2 lúc 4 – 6 tuổi. Trẻ nên tiêm mũi thứ hai trước khi họ đến trường. Một vài trẻ cần tiêm vắc xin sớm hơn bình thường nếu:
-
Sống trong khu vực có dịch sởi bùng phát
-
Đi du lịch đến vùng có dịch sởi bùng phát
-
Đi du lịch ra khỏi Mỹ
Trẻ lớn và người lớn cần tiêm vắc xin MMR nếu:
-
Là nhân viên y tế
-
Học sinh chưa tiêm đủ 2 mũi
-
Đi du lịch ra khỏi Mỹ và chưa tiêm vắc xin.
Một vài người ở Mỹ tiêm vắc xin chưa hoạt động hiệu quả, nếu bạn tiêm sởi trước năm 1968, hãy trao đổi với bác sỹ.
Một vài người nên đợi và kiểm tra trước khi tiêm vắc xin MMR, bao gồm người bị HIV/AIDS, ung thư, đang dùng thuốc.
Vắc xin MMR có lượng nhỏ gelatin và kháng sinh. Nếu bạn hoặc con bạn dị ứng với vắc xin, hãy báo ngay với bác sỹ.
Nếu bạn muốn mang thai, hãy đảm bảo quá trình tiêm vắc xin MMR của bạn được cập nhật. Nếu không chắc chắn, bác sỹ có thể làm xét nghiệm máu để kiểm tra.
Đang mang thai mà bị sởi có thể gây xảy thai, đó là quá trình thai kỳ chấm dứt trước tuần thứ 20. Hoặc trẻ có thể sinh non dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
Vắc xin MMR có thể tiêm trước quá trình mang thai. Sauk khi tiêm MMR, hãy đợi ít nhất 4 tuần trước khi bắt đầu mang thai.
(Biên dịch: Cấn Thị Hoa - Cử nhân điều dưỡng tiên tiến K1 - ĐH Y Hà Nội)