Cai sữa


Trong 4 – 6 tháng đầu, sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng duy nhất mà trẻ cần. Đa số trẻ bắt đầu ăn các thức ăn khác (cùng với sữa mẹ) khi được 4 – 6 tháng tuổi. Các thức ăn này bao gồm ngũ cốc cho trẻ sơ sinh, rau nghiền, hoa quả và thịt, các loại nước trái cây ép. Không nên cho trẻ uống sữa bò cho đến khi tròn 1 tuổi.

Khi nào nên cai sữa? --- Các bà mẹ chọn thời điểm cai sữa khác nhau và vì những lý do khác nhau. Đa phần việc cai sữa vào lúc nào là do các bà mẹ quyết định, nhưng cũng có những trường hợp cai sữa là do trẻ không muốn bú nữa.

Nên cai sữa như thế nào? --- Khi bạn quyết định cai sữa, không nên ngừng cho bú đột ngột. Thay vào đó, hãy cố gắng giảm thời gian và số lần cho bú một cách từ từ.

  • Bỏ một lần cho bú cứ mỗi 2 – 5 ngày

  • Rút ngắn thời gian cho bú dần

  • Tăng khoảng thời gian giữa các lần cho bú

Một số bà mẹ bắt đầu cai sữa bằng việc ngừng cho bú vào ban ngày trước tiên. Họ có thể vẫn cho bú và ban đêm và trước khi đi ngủ.

Có nên cho trẻ bú bình hoặc bằng cốc khi cai sữa không? --- Bạn có thể. Hầu hết các trẻ dưới 6 tháng được cai sữa bằng cách dùng bình. Những trẻ trên 1 tuổi được cai sữa bằng cách dùng cốc. Trẻ từ 6 tháng đến 1 tuổi có thể được cai bằng bình hoặc cốc.

Để giúp trẻ bú bằng bình hoặc cốc một cách hiệu quả trong lần đầu tiên, bạn có thể:

  • Nhờ ai đó khác cho trẻ bú bằng bình hoặc cốc

  • Cho trẻ bú bình hoặc bằng cốc trước khi trẻ quá đói

  • Vắt sữa mẹ để vào bình hoặc cốc cho trẻ bú

  • Sử dụng cốc với 2 tay cầm và một nắp đậy nhanh (nếu dùng cốc)

Các vấn đề có thể xảy ra khi cai sữa? --- Một số vấn đề về vú có thể xảy ra trong quá trình cai sữa. Bao gồm:

  • Căng vú: xảy ra khi vú đầy sữa. Điều này có thể gây nên tình trạng sưng, cứng, nóng và đau vú

  • Tắc ống dẫn sữa: Điều này có thể gây đủ và đau các hạch ở vú (Hình 1)

  • Nhiễm trùng vú: có thể sốt và gây nên tình trạng cứng, đỏ và sưng vú.

tắc ống dẫn sữa

Hình 1: Tắc ống dẫn sữa

Những vấn đề trên thường hay xảy ra trong trường hợp bạn ngừng cho bú đột ngột. Nếu bạn cần phải ngừng cho con bú đột ngột, bạn có thể áp dụng một số cách để ngăn các vấn đề trên xảy ra. Ví dụ, sử dụng máy hút sữa hoặc dùng tay để vắt sữa ra (Hình 2). Bạn có thể làm một vài lần trong ngày, làm trong một vài ngày cho đến khi vú hết đau.

biện pháp vắt sữa bằng tay

Hình 2: Biện pháp vắt sữa bằng tay

Các vấn đề thường gặp về vú trong thời kỳ cai sữa có thể được điều trị bằng nhiều cách khác nhau, phụ thuộc vào từng vấn đề. Nếu bạn gặp bất kỳ vấn đề nào, hãy nói với bác sỹ.

Những thay đổi về vú sau khi cai sữa? --- Nhiều phụ nữ nhận thấy rằng ngực của họ trở nên nhỏ đi sau khi cai sữa. Một số người có các vết rạn trên ngực, nhưng các vết này sẽ mất đi theo thời gian.

Sau khi ngừng cho con bú, các tuyến vú sẽ ngừng tiết sữa. Nhưng nếu trong trường hợp bạn vẫn tiết sữa trong vào vài tháng đến một vài năm sau cai sữa thì cũng không có gì bất thường.

(Biên dịch: Dương Thùy Linh – Cử nhân điều dưỡng tiên tiến K1 – ĐH Y Hà Nội)

 

Liên hệ (028) 7300 7115 hoặc 0813440448 để được tư vấn và đặt lịch khám chữa bệnh (không tính phí).

Tags: cai sữa trẻ em cho con bú ngừng bú căng vú tắc ống dẫn sữa nhiễm trùng vú


Nguyễn Thị Diệu Anh

9/4 Cao Thắng, Phường 2, Quận 3
Chuyên: Tâm Lý, Nhi Khoa

Phan Ngọc Thanh Trà

25 Hoàng Hoa Thám, Phường 6, Quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh
Chuyên: Tâm Lý, Nhi Khoa

Nguyễn Bạch Huệ

Số 3, Đường 17A, Phường Bình Trị Đông B, Quận Bình Tân, TP. Hồ Chí Minh
Chuyên: Nhi Khoa

Chong Jin Ho

585 North Bridge Road Singapore 188770
Chuyên: Nhi Khoa, Da liễu

Chu Hui Ping

585 North Bridge Road Singapore 188770
Chuyên: Tiêu Hóa, Nhi Khoa, Dinh dưỡng

Làm gì khi trẻ quấy khóc bất thường?

Quấy khóc bất thường được định nghĩa là tình trạng trẻ nhỏ trong ba tháng...

Nguyên nhân và cách chữa dậy thì muộn

Thế nào là dậy thì muộn? — Dậy thì là thuật ngữ chỉ sự thay đổi trong...

Đại tiện không tự chủ ở trẻ em

Đại tiện không tự chủ ở trẻ em là khi đứa trẻ đã được dạy...

Ống thông tai - Ear tubes

Ống thông tai là những ống nhỏ được bác sỹ đặt vào màng nhĩ của...

3 thói quen dùng thuốc của phụ huynh có thể hại chết con trẻ

Khi trẻ có các triệu chứng sốt, ho, sổ mũi bố mẹ liền vội vàng...

Vui lòng đợi...