Đái máu ở trẻ em


Đái máu ở trẻ em

Hình 1: Hệ tiết niệu

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến đái máu ở trẻ, bao gồm:

  • Nhiễm trùng bàng quang, có thể gây đau hoặc cảm giác bỏng rát khi đi tiểu
  • Viêm thận, có thể gây đau lưng và sốt
  • Sỏi thận, thường gây đau lưng hoặc đau hai bên lưng
  • Niệu đạo bị kích thích (Niệu đạo là ống nối giữa bàng quang và bên ngoài cơ thể)
  • Các bệnh thận
  • Tập thể dục cường độ cao
  • Vết thương (như ngã từ xe đạp và tác động đến thận)

Nước tiểu có khi nhìn giống như có máu trong đó nhưng thực tế không phải như vậy. Điều đó có thể xảy ra khi trẻ ăn nhiều đồ khô, củ cải tím hoặc đang dùng thuốc.

Nếu bạn phát hiện trẻ đái máu, hoặc thấy nước tiểu có màu hồng, đỏ, nâu đỏ hoặc màu nước chè hãy đưa trẻ đến gặp bác sỹ.

Có khi bác sỹ phát hiện máu trong nước tiểu khi làm các xét nghiệm nước tiểu thông thường, thậm chí có thể trong nước tiểu nhìn bình thường. Điều đó nghĩa là có một lượng máu  hiển vi trong nước tiểu. Có khi con bạn phải gặp bác sỹ chuyên khoa để điều trị các vấn đề về tiết niệu.

Đái máu ở trẻ em

Bác sỹ sẽ quyết định loại xét nghiệm dựa trên các triệu chứng và tình hình của trẻ. Có rất nhiều loại xét nghiệm nhưng trẻ không cần phải thực hiện tất cả các loại xét nghiệm đó. Dưới đây là một số xét nghiệm phổ biến để tìm ra nguyên nhân đái máu ở trẻ:

  • Xét nghiệm nước tiểu: Chỉ ra các loại tế bào trong nước tiểu. Có thể loại trừ các nguyên nhân gây nhầm lẫn khi chẩn đoán. Bác sỹ cũng có thể đo lường lượng Protein trong nước tiểu của trẻ vì quá nhiều Protein trong nước tiểu có thể là dấu hiệu của thận có vấn đề. Nếu con bạn có một lượng máu trong nước tiểu và không giảm dần theo thời gian, có thể là do “đái máu di truyền”. tình trạng này ảnh hưởng đến các thành viên trong gia đình nên bác sỹ có thể gợi ý cho các thành viên khác trong gia đình làm xét nghiệm nước tiểu. Đái máu di truyền thường không là nguyên nhân gây ra các triệu chứng khác hoặc bất cứ vấn đề sức khoẻ nào.
  • Xét nghiệm máu: Chỉ ra thận hoạt động bình thường hay không hoặc chỉ ra các vấn đề sức khoẻ khác nếu có.
  • Chụp cắt lớp: Là một loại đặc biệt của X-quang, tạo ra hình ảnh thận và đường tiết niệu. Bác sỹ có thể chỉ định để xác định sỏi thận và các vấn đề khác của đường tiết niệu.
  • Siêu âm thận: là một cách để tạo ra hình ảnh thận. Bác sỹ thường sử dụng siêu âm thay vì chụp cắt lớp. Nếu trẻ bị đái máu sau một va chạm, bác sỹ có thể chỉ định chụp cắt lớp hoặc siêu âm để kiểm tra các vấn đề của hệ tiết niệu.
  • Đo huyết áp: Huyết áp có thể là dấu hiệu của thận có vấn đề.

Tình trạng đái máu được điều trị dựa vào nguyên nhân làm xuất hiện máu trong nước tiểu. Nếu trẻ đái máu do vết bầm hoặc vết thương ở thận, thì có thể không cần bất cứ điều trị gì. Nếu trẻ đái máu do nhiễm trùng bàng quang hoặc thận, thì có thể cần điều trị bằng kháng sinh.

(Biên dịch: Cấn Thị Hoa – Cử nhân điều dưỡng tiên tiến khoá 1 – Đại học Y Hà Nội)

Liên hệ (028) 7300 7115 hoặc 0813440448 để được tư vấn và đặt lịch khám chữa bệnh (không tính phí).

Tags: đái máu trẻ em hệ tiết niệu nước tiểu trong nước nghiệm nước trong nước tiểu nghiệm nước tiểu


Nguyễn Văn Lý

52 Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội
Chuyên: Tai Mũi Họng, Tai Mũi Họng - Nhi, Nhi Khoa

Nông Bích Liên

Số 83 Dốc Phụ Sản, Đê La Thành, Đống Đa, Hà Nội (Bên cạnh PK Hồng Tâm)
Chuyên: Sản Phụ Khoa, Siêu Âm Thai

Đặng Vĩnh Dũng

Số 1, Trần Hưng Đạo, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Chuyên: Ngoại Khoa, Ngoại Tổng Hợp, Sản Phụ Khoa

Veronica Toh

585 North Bridge Road Singapore 188770
Chuyên: Nhi Khoa

Lê Thị Lục Hà

17A Khuông Việt, P. Phú Trung, Q. Tân Phú, Hồ Chí Minh
Chuyên: Sản Phụ Khoa

Làm gì khi trẻ quấy khóc bất thường?

Quấy khóc bất thường được định nghĩa là tình trạng trẻ nhỏ trong ba tháng...

Nguyên nhân và cách chữa dậy thì muộn

Thế nào là dậy thì muộn? — Dậy thì là thuật ngữ chỉ sự thay đổi trong...

Đại tiện không tự chủ ở trẻ em

Đại tiện không tự chủ ở trẻ em là khi đứa trẻ đã được dạy...

Ống thông tai - Ear tubes

Ống thông tai là những ống nhỏ được bác sỹ đặt vào màng nhĩ của...

3 thói quen dùng thuốc của phụ huynh có thể hại chết con trẻ

Khi trẻ có các triệu chứng sốt, ho, sổ mũi bố mẹ liền vội vàng...

Vui lòng đợi...