Độ tuổi và các chỉ tiêu phát triển ngôn ngữ của trẻ


Các chỉ tiêu phát triển ngôn ngữ của trẻ chia theo độ tuổi như sau:

Trước 12 tháng tuổi:

Điều quan trọng đối với trẻ em ở độ tuổi này là phải theo dõi các dấu hiệu trẻ bắt đầu nói những tiếng có liên quan đến môi trường của bé. Thì thầm và bập bẹ là giai đoạn đầu bé tập nói. Khi bé lớn hơn (thường khoảng 9 tháng), bé bắt đầu đầu nối các âm thanh với nhau, kết hợp các tông giọng khác nhau của câu nói, và nói thành từ như "mẹ" và "bà" (lúc này bé vẫn không thực sự hiểu nghĩa từ).

Trước 12 tháng tuổi, trẻ sơ sinh cũng cần được hướng sự chú ý tới âm thanh và bắt đầu nhận ra tên của một số đồ vật trong nhà. Những bé nhìn chăm chú nhưng không có phản ứng với âm thanh có thể là dấu hiệu của chứng mất thính lực.

Từ 12 đến 15 tháng tuổi:

Trẻ ở tuổi này có thể bập bẹ các âm thanh (như p, b, m, d, hoặc n), bắt đầu bắt chước và nói theo những từ theo lời nói của người lớn, và thường nói một hoặc nhiều từ (không bao gồm "mẹ" và "bà") một cách tự nhiên. Danh từ thường được nói trước, như "bé" và "bóng". Con bạn cũng sẽ có thể hiểu và làm theo hướng dẫn một bước đơn giản (Ví dụ biết xin các đồ chơi, ạ, chào .v.v..).

Bé chậm biết nói, phải làm gì?

Từ 18 đến 24 tháng tuổi:

Mặc dù có rất nhiều thay đổi nhưng hầu hết trẻ mới biết nói đến khoảng 20 từ vào thời điểm 18 tháng tuổi và 50 từ hoặc hơn vào thời điểm lên 2 tuổi. Ở thời điểm 2 tuổi, trẻ em sẽ bắt đầu kết hợp hai từ để nói những câu đơn giản, chẳng hạn như "bé khóc"hoặc "bố béo". Ở tầm 2 tuổi nên hướng bé xác định một số đối tượng phổ biến như các vị trí người và trong ảnh. Ví dụ như chỉ vào mắt, tai, mũi khi được hỏi, và làm theo các chỉ dẫn hai bước, ví dụ như “nhặt quả bóng lên và đưa nó cho bố”

Từ 2 đến 3 tuổi:

Cha mẹ thường thấy sự phát triển nhanh trong ngôn ngữ của trẻ. Vốn từ của trẻ sẽ tăng lên (tới mức không đếm được do quá nhiều từ) và bé sẽ kết hợp ba hoặc nhiều từ hơn trong một câu. Khả năng hiểu cũng tăng lên, vào năm 3 tuổi, bé sẽ bắt đầu hiểu những điều tương tự như "đặt nó lên bàn" hoặc "đặt nó dưới gầm giường". Con bạn cũng sẽ bắt đầu nhận biết màu sắc và hiểu các khái niệm mô tả (như to lớn, nhỏ).

Liên hệ (028) 7300 7115 hoặc 0813440448 để được tư vấn và đặt lịch khám chữa bệnh (không tính phí).

Tags: Bé chậm biết nói chậm phát triển ngôn ngữ


Nguyễn Hoài Bắc

Số 13,ngõ 124 Minh Khai,Hai Bà Trưng, Hà Nội ( Khu Tổng Công ty lắp máy Việt Nam)
Chuyên: Sản Phụ Khoa, Nam Khoa, Hiếm Muộn

Cordelia Han Chih Chih

585 North Bridge Road Singapore 188770
Chuyên: Sản Phụ Khoa

Chong Jin Ho

585 North Bridge Road Singapore 188770
Chuyên: Nhi Khoa, Da liễu

Phan Ngọc Thanh Trà

25 Hoàng Hoa Thám, Phường 6, Quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh
Chuyên: Tâm Lý, Nhi Khoa

Tony Tan Yew Teck

585 North Bridge Road Singapore 188770
Chuyên: Sản Phụ Khoa

Làm gì khi trẻ quấy khóc bất thường?

Quấy khóc bất thường được định nghĩa là tình trạng trẻ nhỏ trong ba tháng...

Nguyên nhân và cách chữa dậy thì muộn

Thế nào là dậy thì muộn? — Dậy thì là thuật ngữ chỉ sự thay đổi trong...

Đại tiện không tự chủ ở trẻ em

Đại tiện không tự chủ ở trẻ em là khi đứa trẻ đã được dạy...

Ống thông tai - Ear tubes

Ống thông tai là những ống nhỏ được bác sỹ đặt vào màng nhĩ của...

3 thói quen dùng thuốc của phụ huynh có thể hại chết con trẻ

Khi trẻ có các triệu chứng sốt, ho, sổ mũi bố mẹ liền vội vàng...

Vui lòng đợi...