Đừng bao giờ chủ quan với trẻ em!
KẸT TAY
Các bé rất hay có thói quen để tay ở cửa. Vì vậy người lớn nên chú ý khi đóng cửa nếu có trẻ em đi theo cùng.
Bản lề cửa cũng cần hết sức cẩn thận!
Kéo ra … đẩy vào … kéo ra … đẩy vào … Các hộc tủ kéo luôn là một trò chơi thú vị với các bé. Tuy nhiên trò chơi này rất dễ làm bé kẹp tay hoặc dập móng hoặc gãy xương ngón tay.
Không phải chỉ có cánh cửa mà cánh tủ cũng nên đề phòng nhé các mẹ.
TRƯỢT NGÃ
Ngã cầu thang là một trong những trường hợp hay gặp nhất ở trẻ nhỏ, có thể gây ra gãy xương, chấn thương đầu, … rất nguy hiểm.
Ngã do leo trèo kéo theo nguy cơ bị vật nặng đè lên
Nhún nhảy trên giường nệm hay ghế sofa thì thích thật đấy, nhưng có thể bay vèo xuống đất bất kì lúc nào.
Nhà tắm còn có thể gây nguy hiểm cho người lớn nếu chẳng may bị trượt chân chứ đừng nói là trẻ em vốn đã rất hiếu động. Nguy cơ bé đập đầu vào thành hoặc vách của bồn tắm hoặc ngạt nước là rất cao.
Nếu nhà ở trên cao và có cửa sổ, ban công, cha mẹ nhất định phải lắp song sắt bảo vệ để tránh trường hợp trẻ leo trèo và bị rơi xuống đất.
Khi ra đường, cha mẹ không nên để trẻ chạy nhảy linh tinh, rất dễ té ngã tại những nơi có bậc thềm hoặc nguy hiểm hơn là lao ra đường có xe cộ đang lưu thông.
Trong xe ô tô, nhất định phải có ghế ngồi cho trẻ và cài dây an toàn nếu không có người lớn bên cạnh để tránh bé bị đập mặt về phía trước trong trường hợp xe phanh gấp.
Siêu thị đúng là một thế giới đầy màu sắc với trẻ. Khi cho trẻ ngồi trên xe đẩy thì phụ huynh cần chú ý kẻo bé có thể bị ngã khi đứng và với các hàng hóa.
Nếu nhà bạn có bể bơi, hồ nước, cần chú ý không để trẻ lại gần nếu không có người lớn bên cạnh. Nếu chẳng may trượt ngã thì nguy cơ tử vong do ngạt nước là rất cao.
NGUY CƠ NGẠT
Hầu hết trẻ em đều thích chơi với túi nilong, nhất là trò trùm túi lên đầu. Nếu mắc kẹt trong túi, trẻ sẽ bị ngạt rất nhanh do thở gấp vì hoảng sợ khi không tự kéo túi nilong ra được.
Bếp gas là dụng cụ nấu nướng chính của nhiều gia đình. Các bậc phụ huynh cần lưu ý khóa bếp khi không sử dụng để phòng trường hợp trẻ bật bếp làm rò rỉ khí gas hoặc gây cháy nổ.
Không gian kín là chỗ trốn ưa thích của trẻ em nhưng lại tiềm ẩn nguy cơ gây ngạt khí do trẻ không tự chui ra được hoặc ngủ quên.
NGUY CƠ BỎNG
Trẻ em không nhận thức được một vật có nóng hay không nên việc bị bỏng là rất dễ xảy ra.
Diêm hay bật lửa nên được để xa tầm tay trẻ nhỏ.
Vòi nóng lạnh trong nhà tắm, lò nướng, bàn là,bóng đèn, … đều có thể trở thành mối nguy hiểm cho trẻ em.
NGUY CƠ TỪ THÚ CƯNG
Nếu chẳng may trẻ bị thú cưng trong nhà cào hay cắn, cha mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện để được xử lý vết thương và tiêm phòng nếu cần thiết. Hãy luôn chú ý tiêm phòng dại cho chó mèo trong nhà.
NGUY CƠ TỪ CÁC DỊ VẬT
Trẻ nhỏ thường vô ý đưa dị vật vào qua đường mũi, qua đường miệng (nghẹn thức ăn, nhai nuốt đồ chời, … ), qua tai. Dị vật có thể gây tổn thương màng nhĩ, tắc đường thở hoặc cổ họng, bé sẽ bị ngạt thở, tím tái và tử vong rất nhanh.
NGUY CƠ TỪ CÁC VẬT SẮC NHỌN
NGUY CƠ KHI TRẺ CHƠI CÙNG NHAU
U đầu mẻ trán, chọc vào mắt, … là những nguy cơ có thể xảy ra khi để cho những đứa trẻ chơi với nhau mà thiếu sự giám sát của người lớn.
NHỮNG NGUY CƠ CHẾT NGƯỜI
Đưa ngón tay hoặc kim loại vào ổ điện
Ngộ độc khi ăn, uống phải các loại hóa chất
Tự vận hành các thiết bị
Rượu bia có thể gây ức chế hô hấp và tử vong ở trẻ nhỏ
Ăn nhầm thuốc do nhầm lẫn với kẹo
(Hình ảnh từ http://www.baby-flash.com/wordpress/2015/03/10/immagini-di-situazioni-pericolose/)