Kháng tụ cầu vàng ở trẻ em
Tuy nhiên, khi vi khuẩn này xâm nhập vào cơ thể qua các lỗ hở như một vết cắt hoặc phát ban , nó có thể gây ra nhiễm trùng sâu bên trong rất nguy hiểm. Hầu hết các bệnh nhiễm trùng này đòi hỏi việc chăm sóc thích hợp và sử dụng thuốc men – đặc biệt là kháng sinh.
Tuy nhiên, ngày này do việc sử dụng kháng sinh tùy tiện, không theo chỉ định đã gây nên tình trạng kháng kháng sinh – điều này khiến cho việc điều trị các nhiễm trùng gây nên bởi tụ cầu vàng bằng kháng sinh trở nên vô cùng khó khăn.
Người bệnh nhiễm tụ cầu vàng bằng cách nào? – Có rất nhiều người luôn mang trên cơ thể tụ cầu vàng mà không hề biết. Một số nguyên nhân gây nhiễm tụ cầu vàng thường gặp bao gồm:
- Chạm vào da hoặc cơ thể nhưng người mang tụ cầu vàng
- Nhiễm tụ cầu vàng do tiếp xúc với hơi thở, nước bọt, nước mũi, giọt bắn khi người mang tụ cầu vàng ho, khạc nhổ
- Chạm vào các bề mặt có chứa tụ cầu vàng
- Chạm vào những vết cắt, vết thương hở trên cơ thể những người nhiễm tụ cầu vàng
Làm thế nào để tôi biết mình có mang tụ cầu vàng hay không? – Nếu bạn mang tụ cầu vàng, bạn có thể dễ mắc các bệnh nhiễm trùng da. Vùng da của bạn có thể sưng lên, phát ban, lở loét hoặc đi kèm với các mụn nước, chứa đầy mủ. Nếu như tụ cầu vàng xâm nhập vào máu, bạn có thể bị sốt cao, kèm theo mệt mỏi, đau đầu
Nếu các bác sĩ nghi ngờ bạn nhiễm tụ cầu vàng, họ sẽ cho bạn làm một số xét nghiệm như xét nghiệm máu, chụp X-quang, soi da hoặc cấy để tìm vi khuẩn
Điều trị kháng tụ cầu vàng như thế nào? – Bạn có thể sẽ phải dùng kháng sinh để điều trị nhiễm trùng. Khi bạn điều trị tại nhà, cần phải điều trị đúng theo phác đồ của các bác sĩ, bạn cần dùng đúng và đủ lượng kháng sinh – không được tự ý bỏ thuốc khi đã cảm thấy tốt hơn- điều đó có thể sẽ làm các triệu chứng bệnh nhanh chóng tái phát.
Trong trường hợp, sử dụng kháng sinh nhưng tình trạng bệnh vẫn không cải thiện hoặc bạn cảm thấy ngày càng mệt mỏi, khó chịu hơn, hãy đến khám các bác sĩ, bạn sẽ cần dùng kháng sinh qua đường tĩnh mạch (tiêm, truyền)
Đề phòng tình trạng kháng tụ cầu vàng bằng cách nào?- Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước sạch là biện pháp hữu hiệu giúp bạn phòng tránh nhiễm khuẩn.
Ngay cả khi bạn đang điều trị trong bệnh viện, bạn nên tuân thủ chặt chẽ các qui định về rửa tay và điều trị thuốc kháng sinh theo yêu cầu của các bác sĩ hoặc điều dưỡng.
Biên dịch : Đào Thị Nhung
Tốt nghiệp cử nhân tiên tiến khoá I
Trường Đại học Y khoa Hà Nội