Kiểm soát đường huyết ở trẻ nhỏ
- Biến chứng ngắn hạn: Khi lượng đường trong máu tăng hoặc hạ quá mức có thể gây ra tình trạng cấp cứu nguy hiểm
- Biến chứng dài hạn: Khi đường huyết trong máu tăng cao và kéo dài trong nhiều năm có thể gây ra các biến chứng lên thân, mắt, thần kinh và tim
Những nguyên nhân gây mất kiểm soát đường huyết ở trẻ nhỏ là gì? – Trẻ nhỏ có thể bị mất kiểm soát đường huyết nếu:
- Trẻ bị ốm hoặc phải phẫu thuật
- Sử dụng quá nhiều hoặc quá ít insulin
- Mất kiểm soát trong chế độ ăn uống, bỏ bữa
- Tập thể dục quá sức hoặc quá lười vận động
- Mất kiểm soát về cảm xúc: Lo lắng, sợ hãi hoặc vui mừng quá độ
- Tiêm vac-xin
Thế nào là chỉ số đường huyết phù hợp với trẻ? – Hãy đưa trẻ đến gặp các bác sĩ hoặc các điều dưỡng chuyên khoa về đái tháo đường, họ sẽ cho bạn biết chỉ số đường huyết thích hợp của trẻ nhỏ nhà bạn.Chỉ số đường huyết đích được điều chỉnh phụ thuộc vào tuổi của trẻ và thời gian trong ngày ( ví dụ, trước hoặc sau bữa ăn…)
Làm thế nào để tôi có thể biết mức đường huyết hiện tại của trẻ? – Bạn có thể sử dụng một loại dụng cụ chuyên dụng dùng để đo đường huyết, được gọi là “máy đo đường huyết”. Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại máy đo đường huyết khác nhau nhưng về cơ chế hoạt động chung thì giống nhau. Bạn chỉ cần trích một giọt máu nhỏ ở đầu ngón tay của trẻ, sau đó nhỏ giọt máu này vào que thử rồi đưa vào máy đo. Chỉ cần một vài giây sau, máy sẽ hiển thị kết quả đường máu của trẻ nhỏ.
Sau khoảng vài tháng, các bác sĩ cũng sẽ cho trẻ làm một loại xét nghiệm máu được gọi là “xét nghiệm HbA1C”. Xét nghiệm này giúp chỉ ra nồng độ đường huyết trong máu của trẻ ở 2 đến 3 tháng trước.
Làm thế nào để tôi có thể kiểm soát tốt đường huyết cho trẻ? – Để giúp trẻ kiểm soát tốt đường huyết, bạn có thể:
- Hãy tìm hiểu về bệnh đái tháo đường và những tình huống có thể gây tăng hoặc hạ đường huyết ở trẻ. Hãy hỏi các bác sĩ hoặc các điều dưỡng bất kì câu hỏi, thắc mắc nào mà bạn chưa hiểu
- Chia nhỏ những thức ăn chứa tinh bột thành nhiều bữa trong ngày. Bởi vì, tinh bột khi chuyển hóa sẽ sinh ra đường, gây tăng đường huyết ở trẻ nhỏ. Nếu như bạn chia nhỏ thức ăn chứa tinh bột thành nhiều bữa, nó sẽ giúp bạn kiểm soát được lượng đường, tránh gây tăng hoặc giảm quá mức đường huyết
- Tìm hiểu về cách cân đối giữa ăn uống, tập luyện và sử dụng insulin cho trẻ
- Thường xuyên kiểm tra đường huyết cho trẻ. Nếu bạn đều đặn kiểm tra đường huyết, bạn sẽ giúp trẻ phòng tránh được tình trạng cấp cứu do tăng hoặc giảm quá mức đường huyết. Kiểm tra đường huyết thường xuyên cũng giúp bạn biết được loại thực phẩm nào tốt hoặc không tốt cho sức khỏe của trẻ
- Hãy ghi chép lại chỉ số đường huyết hàng ngày của trẻ và đưa kết quả này cho các bác sĩ hoặc điều dưỡng, họ sẽ giúp bạn điều chỉnh chế độ ăn, tập luyện và điều trị cho trẻ nếu cần
- Hãy trò chuyện, trao đổi với các giáo viên hoặc ban giám hiệu trường để đưa ra các kế hoạch giúp kiểm soát đường huyết khi trẻ ở trường
- Hãy trò chuyện với con của bạn – nếu chúng đã đủ lớn. Khi ở tuổi vị thành niên, trẻ có thể tự kiểm tra đường huyết và tiêm insulin. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, trẻ có thể gặp một số tình huống gây mất kiếm soát đường huyết : uống rượu,bỏ bữa hoặc trẻ đi du lịch mà quên không mang thuốc…
- Hãy giáo dục cho người lớn sự quan trọng của họ trong việc giúp trẻ kiểm soát đường huyết. Những người này có thể gồm: người trông trẻ, ông bà hoặc những người thường xuyên gần gũi, chăm sóc trẻ
-
Tôi nên làm gì khi đường huyết của trẻ tăng hoặc hạ quá mức? – Hãy đưa trẻ đến khám các bác sĩ hoặc điều dưỡng ngay lập tức, họ sẽ quyết định biện pháp xử trí cho trẻ. Tùy thuộc vào mức đường huyết, tuổi, tình trạng lâm sàng và thời gian, sẽ có những biện pháp xử trí phù hợp:
- Nếu tình trạng đường huyết hạ quá mức:
- Sử dụng các nguồn cung cấp đường nhanh: Trẻ có thể ăn hoặc uống các thực phẩm, đồ uống chứa đường. Tuy nhiên, những thực phẩm có hàm lượng chất béo cao (socola, pho-mát) thì không giúp tăng đường huyết nhanh. Với những trẻ dễ bị hạ đường huyết, bạn hãy chuẩn bị sẵn sàng cho trẻ những thực phẩm giúp cung cấp đường nhanh
- Tiêm nhanh 1 liều glucagon: Glucagon là 1 loại hormone giúp nâng nhanh nồng độ đường huyết. Nếu trong trường hợp cần thiết,các bác sĩ sẽ khuyên trẻ nên chuẩn bị sẵn 1 liều glucagon khi cần thiết
- Tình trạng tăng đường huyết quá mức sẽ được điều trị bằng tiêm insulin và truyền dịch. Nếu như trẻ nhà bạn đã từng bị tăng đường huyết quá mức thì trẻ có thể sẽ phải làm thêm các xét nghiệm máu và nước tiểu cần thiết khác.