Lợi ích của tiêm phòng vaccine cho trẻ


VACXIN HOẠT ĐỘNG NHƯ THẾ NÀO?

Hệ miễn dịch của cơ thể hoạt động giúp chống lại bệnh tật và nhiễm trùng. Khi một vi sinh vật gây bệnh (virus hoặc vi khuẩn) xâm nhập vào cơ thể, hệ miễn dịch sẽ phát hiện ra vi sinh vật đó và  phản ứng bằng cách tạo ra các protein gọi là kháng thể. Kháng thể sẽ chống lại nhiễm trùng và giúp cơ thể hồi phục.

Kháng thể cũng có tác dụng bảo vệ cơ thể không mắc bệnh trong tương lai. Nếu một người lại phơi nhiễm với vi sinh vật đó lần nữa, hệ miễn dịch sẽ phát hiện ra nó và nhanh chóng sản xuất ra nhiều kháng thể hơn để phá hủy vi sinh vật đó. Phản ứng này giúp cơ thể không bị bệnh. Ví dụ, một người đã từng bị thủy đậu khi còn nhỏ thì sẽ hầu như không bị bệnh này lại lần nữa, thậm chí là khi người đó có tiếp xúc gần với người bị bệnh.

Vacxin hoạt động bằng việc kích thích hệ miễn dịch  sản xuất ra các kháng thể. Tuy nhiên, không giống như vi khuẩn hay virus, vacxin không gây bệnh cho người. Có 2 loại vacxin chính là: chủ động và thụ động.

Vacxin chủ động: vacxin chủ động sử dụng một dạng yếu của các vi khuẩn hoặc virus gây bệnh để kích thích hệ miễn dịch. Ví dụ của vacxin chủ động bao gồm: vacxin bại liệt, sởi, quai bị, rubella, ho gà.

Một số loại vi khuẩn (ví dụ, bạch hầu, uốn ván) gây bệnh vì chúng sản xuất ra các chất độc gây hại. Vacxin giúp hệ miễn dịch bảo vệ cơ thể khỏi các chất độc đó được gọi là chất giảm độc lực. Các chất giảm độc lực này được sinh ra từ những dạng yếu của độc tố vi khuẩn.

Vacxin thụ động: vacxin thụ động cung cấp miễn dịch tạm thời cho cơ thể bằng cách sử dụng kháng thể lấy từ vật hiến,  loại miễn dịch này thường được biết với cái tên là globulin huyết thanh miễn dich. Vacxin thụ động mang đến một sự bảo vệ ngắn hạn cho trẻ em hoặc người lớn sau khi đã bị phơi nhiễm với một loại vi sinh vật đặc biệt.

Một ví dụ của vacxin thụ động là globulin miễn dịch viêm gan B (HBIG). HBIG được dùng cho trẻ sơ sinh khi đứa trẻ có mẹ bị viêm gan B. HBIG giúp bảo vệ trẻ sơ sinh khỏi việc nhiễm viêm gan B.

Vacxin bảo vệ trẻ em và người lớn. Rất nhiều bậc cha mẹ hiện nay đang rất quan tâm về vấn đề nguy cơ của vacxin. Tuy nhiên, vacxin từ lâu đã được chứng minh là một biện pháp an toàn trong việc phòng bệnh. Trong hầu hết các trường hợp, những lợi ích của vacxin đem lại cho trẻ lớn hơn rất nhiều so với những nguy cơ tiềm ẩn của nó.

Những bệnh như bạch hầu và sởi đã từng rất phổ biến ở Mỹ, nhưng hiện nay nhờ có chương trình vacxin mà nó không còn là một mối đe dọa lớn nữa. Tuy nhiên, những bệnh này vẫn còn phổ biến ở một số nước đang phát triển trên thế giới. Hiện nay việc du lịch từ nước này sang nước khác là rất dễ dàng, nên rất có thể một người bị một bệnh có thể phòng được bằng vacxin đến nước Mỹ và truyền bệnh cho bất kỳ ai mà chưa được tiêm phòng vacxin. Vacxin giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh cho trẻ, cho cả gia đình và thậm chí là cho cả cộng đồng bằng việc làm giảm số lượng người bị bệnh và có thể lây bệnh cho người khác. Quá trình bảo vệ này đôi khi được coi như là một sự miễn dịch theo nhóm.

Một ví dụ về sự thành công của vacxin là chương trình phòng bệnh đậu mùa. Trước khi có vacxin, bệnh đậu mùa đã giết hàng triệu người mỗi năm. Cho đến đầu năm 1970, thì bệnh đậu mùa thực sự là một mối đe dọa đối với toàn thế giới. Việc sử dụng vacxin đậu mùa trong một cộng đồng dân cư lớn trong thời gian đó đã dẫn đến sự xóa sổ của căn bệnh này. Chính vì lý do đó mà hiện nay vacxin đậu mùa không còn được dùng như là một loại vacxin thông thường nữa.

Vacxin được đưa vào cơ thể bằng cách nào? Ở trẻ em, hầu hết những sự chủng ngừa được đưa vào cơ thể qua đường tiêm. Ngoài ra, vacxin còn được thực hiện bằng các con đường khác như đường miệng (ví dụ, rotavirus) hoặc đường xịt mũi (một loại vacxin cúm)

Chi phí cho vacxin: Ở  Mỹ vacxin là miễn phí cho mọi trẻ em ngay cả khi chúng không có bảo hiểm y tế.

TÁC DỤNG PHỤ CỦA VACXIN

Hầu hết các loại vacxin và các chất giảm độc lực là an toàn và gây ra rất ít tác dụng phụ nghiêm trọng. Rất ít khi các tác dụng phụ nguy hiểm xảy ra. Những đứa trẻ có những phản ứng bất thường như ngứa nhiều nơi trên bề mặt cơ thể, khó thở, sốt rất cao, co giật hoặc mất ý thức trong một thời gian ngắn sau khi dùng vacxin nên được đưa đến cơ sở y tế để được kiểm tra.

Những tác dụng phụ nhẹ: vacxin và các chất giảm độc lực đôi khi có thể gây ra các tác dụng phụ nhẹ như sốt nhẹ,  đỏ và sưng ở vị trí tiêm.

Những tác dụng phụ vừa phải: đôi khi, đứa trẻ có thể vừa có sốt, ngứa, sưng hạch lympho, và/hoặc đau khớp sau khi sử dụng vacxin. Những phản ứng này, gọi là phản ứng giống bệnh huyết thanh, có thể gây ra khó chịu, mặc dù chúng hiếm khi gây nguy hiểm và tự khỏi trong vòng vài ngày đến vài tuần mà không cần điều trị gì.

Những tác dụng phụ nặng: những tác dụng phụ nặng của vacxin là hiếm khi xảy ra, nhưng có thể có  phản ứng thần kinh nặng (ví dụ co giật) hoặc phản ứng dị ứng nặng (ví dụ sốc phản vệ). Những phản ứng dị ứng thường xảy ra trong vòng vài phút đến vài giờ sau khi dùng vacxin. Nếu nó xảy ra ở phòng bác sĩ hoặc điều dưỡng thì biện pháp cấp cứu sẽ được thực hiện ngày lập tức. Nếu nó xảy ra ở xa cơ sở y tế, thì bố mẹ hoặc người đi cùng trẻ nên gọi cấp cứu ngay lập tức.

Những nguyên nhân nên tránh dùng vacxin: một loại vacxin nào đó có thể không được khuyến cáo sử dụng cho trẻ nếu đứa trẻ có phản ứng dị ứng mạnh với:

  • Trứng hoặc protein trứng, vì một số loại vacxin được bào chế với trứng gà ở giai đoạn phôi thai hoặc nuôi cấy (ví dụ vacxin cúm, vacxin sốt vàng). Nhưng một phản ứng dị ứng nhẹ với trứng không có nghĩa là nên tránh sử dụng vacxin.
  • Các thuốc kháng sinh neomycin hoặc streptomycin (một số vacxin có chứa một lượng nhỏ neomycin)
  • Gelatin
  • Một loại vacxin đặc biệt đã từng được dùng trước đó.

Trong một só trường hợp, bố mẹ có thể không biết con của mình bị dị ứng với những thành phần này cho đến khi đứa trẻ được tiêm vacxin và có phản ứng dị ứng.

Hơn nữa, vacxin virus sống (ví dụ vacxin sởi-quai bị-rubella) thường không được dùng cho trẻ em có hệ miễn dịch yếu vì những vacxin này có thể làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng cho trẻ. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp ngoại lệ đối với khuyến cáo này.

Việc thực hiện vacxin sởi, quai bị, rubella và thủy đậu nên được trì hoãn ở những đứa trẻ mới được truyền máu hoặc các sản phẩm từ máu (ví dụ các chế phẩm globulin miễn dịch) vì những sản phẩm này có thể làm giảm hiệu quả của vacxin.

Những điều kiện không ảnh hưởng đến vacxin: những điều kiện dưới đây không cần phải trì hoãn hoặc tránh vacxin:

  • Đang hoặc mới bị bệnh nhẹ
  • Đang hoặc mới dùng kháng sinh
  • Sưng, đỏ, hoặc tấy nhẹ đến vừa ở vị trí tiêm hoặc sốt dưới 104.9°F (40.5°C) sau lần tiêm vacxin trước.
  • Người có tiền sử dị ứng, trừ những trường hợp đã liệt kê ở trên
  • Tiền sử gia đình có người có phản ứng phụ với vacxin

Vacxin có an toàn đối với con tôi không? Có rất nhiều mối quan tâm xung quanh vấn đề an toàn của vacxin đối với trẻ em.

 

Liên hệ (028) 7300 7115 hoặc 0813440448 để được tư vấn và đặt lịch khám chữa bệnh (không tính phí).

Tags: tiêm phòng vaccine nhiễm trùng bằng cách loại vacxin động vacxin chất giảm được dùng dụng vacxin thực hiện những phản dùng vacxin vacxin những đau khớp


Nguyễn Hoàng Sơn

1E Trường Chinh, Quận Thanh Xuân, TP Hà Nội
Chuyên: Nhi Khoa, Tai Mũi Họng

Nguyễn Đình Vinh

969 Nguyễn Kiệm, P. 3, Q. Gò Vấp, Hồ Chí Minh
Chuyên: Sản Phụ Khoa

Trần Thị Kim Xuyến

Số 3, Đường 17A, Phường Bình Trị Đông B, Quận Bình Tân, TP. Hồ Chí Minh
Chuyên: Sản Phụ Khoa

Phạm Thị Hồng Loan

470/7 Tô Ký, Phường Tân Chánh Hiệp, Quận 12, HCM
Chuyên: Sản Phụ Khoa

Veronica Toh

585 North Bridge Road Singapore 188770
Chuyên: Nhi Khoa

Làm gì khi trẻ quấy khóc bất thường?

Quấy khóc bất thường được định nghĩa là tình trạng trẻ nhỏ trong ba tháng...

Nguyên nhân và cách chữa dậy thì muộn

Thế nào là dậy thì muộn? — Dậy thì là thuật ngữ chỉ sự thay đổi trong...

Đại tiện không tự chủ ở trẻ em

Đại tiện không tự chủ ở trẻ em là khi đứa trẻ đã được dạy...

Ống thông tai - Ear tubes

Ống thông tai là những ống nhỏ được bác sỹ đặt vào màng nhĩ của...

3 thói quen dùng thuốc của phụ huynh có thể hại chết con trẻ

Khi trẻ có các triệu chứng sốt, ho, sổ mũi bố mẹ liền vội vàng...

Vui lòng đợi...