Mẹo trị mồ hôi trộm ở trẻ - Mẹ yên tâm!


Đặc điểm của mồ hôi trộm ở trẻ

Trẻ khi bị mồ hôi trộm thì mồ hồi chỉ xuất hiện ở lòng bàn tay, bàn chân, lưng, gáy, hõm nách, trong khi ở những vị trí như bụng, cánh tay, đùi thì không có.

Mẹo trị mồ hôi trộm ở trẻ - Mẹ yên tâm!

Khác với mồ hôi sinh lý thường tiết ra khi thời tiết nóng nực hay mặc quá nhiều đồ, thì mồ hôi trộm lại xuất hiện ngay cả khi thời tiết lạnh hay mặc quần áo thoáng mát.

Trẻ bị mồ môi hột dễ bị khó chịu, quấy khóc, ngủ không yên giấc, hay giật mình biếng ăn, gầy sút,... còn có thể bị rụng tóc vùng dưới gáy gọi là dấu hiệu vành khăn.

Làm sao để trẻ hết bị mồ hôi trộm?

Theo ý kiến của các bác sĩ nhi khoa, trẻ phải luôn được ở trong một môi trường thoáng mát, và cha mẹ cũng cần phải để cơ thể của trẻ sạch sẽ mới tránh được tình trạng mồ hôi hột.

Về chế độ ăn của trẻ, cha mẹ cần cho trẻ ăn đủ chất như bột, đạm, vitamin và khoáng chất,... cũng như nhiều loại rau xanh, hoa quả.

Trẻ bị ra mồ hôi trộm nguyên nhân một phần là do thiếu Vitamin D. Vì vậy hãy bổ sung vitamin D cho trẻ bằng cách hàng ngày để trẻ tắm nắng khoảng 20 phút trong khoảng thời gian từ 8 giờ đến 10 giờ sáng.

Không đưa trẻ đi tắm ngay: Khi trẻ tiết mồ hôi, hãy dùng khăn mềm lau cho bé chứ không nên đưa bé đi tắm ngay. Việc làm này không chỉ giúp trẻ tránh xa cơn cảm lạnh mà còn làm se nhỏ lỗ chân lông làm tình trạng ra mồ hôi trộm giảm đi.

Một việc làm quan trọng nữa là hãy giúp trẻ bổ sung thật nhiều nước để bù lại số nước mà trẻ bị mất qua đường mồ hôi. Trước khi đi ngủ cũng không nên để trẻ hoạt động nhiều vì điều này sẽ dễ dẫn đến việc cơ thể trẻ nóng lên, dễ ra mồ hôi trộm.

Có một số món ăn mà mẹ có thê làm để cải thiện tình trạng ra mồ hôi hột ở trẻ, như cháo trai, cháo cá quả, canh rau ngót, cháo nếp cẩm.

Mẹo trị mồ hôi trộm ở trẻ - Mẹ yên tâm!

Một số lưu ý:

Cha mẹ không nên vì thời tiết trở lạnh mà cho trẻ mặc nhiều lớp quần áo dẫn đến việc mồ hôi không thoát được và ngấm vào cơ thể các bé. Khi ở nhà cần cho các bé mặc trang phục thoải mái và thoáng mát.

Mẹo trị mồ hôi trộm ở trẻ - Mẹ yên tâm!

Mồ hôi trộm đôi khi cũng là triệu chứng của bệnh tim hay chứng Hyperhidrosis (chứng đổ mồ hôi nhiều). Nếu da trẻ tím tái khi khóc và trẻ không tăng cân, ra mồ hôi cả những khi bình thường thì có thể trẻ bị mắc bệnh tim, còn nếu trong không gian vô cùng thoáng mát và trang phục của trẻ cũng thoải mái mà trẻ vẫn bị ra mồ hôi thì rất có thể trẻ đã bị mắc chứng Hyperhidrosis. Nếu mắc bệnh này thì khi lớn lên một chút trẻ sẽ cần phải được phẫu thuật để loại bỏ tuyến mồ hôi.

Liên hệ (028) 7300 7115 hoặc 0813440448 để được tư vấn và đặt lịch khám chữa bệnh (không tính phí).

Tags: mồ hôi trộm trẻ quấy khóc bệnh tim ở trẻ chứng ra mồ hôi nhiều bổ sung vitamin D


Vũ Thị Nhung

510 Nguyễn Đình Chiểu, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam
Chuyên: Sản Phụ Khoa

Karolyn Goh Wee Ching

585 North Bridge Road Singapore 188770
Chuyên: Sản Phụ Khoa

Cordelia Han Chih Chih

585 North Bridge Road Singapore 188770
Chuyên: Sản Phụ Khoa

Lee I Wuen

585 North Bridge Road Singapore 188770
Chuyên: Sản Phụ Khoa

Chong Jin Ho

585 North Bridge Road Singapore 188770
Chuyên: Nhi Khoa, Da liễu

Làm gì khi trẻ quấy khóc bất thường?

Quấy khóc bất thường được định nghĩa là tình trạng trẻ nhỏ trong ba tháng...

Nguyên nhân và cách chữa dậy thì muộn

Thế nào là dậy thì muộn? — Dậy thì là thuật ngữ chỉ sự thay đổi trong...

Đại tiện không tự chủ ở trẻ em

Đại tiện không tự chủ ở trẻ em là khi đứa trẻ đã được dạy...

Ống thông tai - Ear tubes

Ống thông tai là những ống nhỏ được bác sỹ đặt vào màng nhĩ của...

3 thói quen dùng thuốc của phụ huynh có thể hại chết con trẻ

Khi trẻ có các triệu chứng sốt, ho, sổ mũi bố mẹ liền vội vàng...

Vui lòng đợi...