Mộng du ở trẻ nhỏ
Triệu chứng của mộng du là gì? - Mộng du thường xuất hiện trong suốt giai đoạn đầu của giấc ngủ ( 2 giờ đầu sau khi ngủ). Trẻ mộng du có thể đi lại, chạy hoặc nói chuyện ngay trong khi đang ngủ hoặc trẻ mộng du đứng dậy đi quanh quẩn trong phòng sau đó lại quay về giường ngủ tiếp. Trẻ mộng du vẫn mở mắt, và cái nhìn của bé thẫn thờ. Tuy nhiên, chúng sẽ không phản ứng lại với những câu hỏi của bạn.
Mộng du có thể kéo dài vài giây đến vài phút hoặc đôi khi kéo dài hơn 10 phút và lặp đi lặp lại 2 – 3 lần/tuần. Sau khi mộng du, trẻ trở lại ngủ như bình thường và tỉnh dậy như chưa có chuyện gì xảy ra.
Trẻ bị mộng du có cân phải làm xét nghiệm gì không? – Có thể trẻ sẽ không cần phải làm xét nghiệm. Tuy nhiên, tùy thuộc vào biểu hiện và hành vi, các bác sĩ hoặc điều dưỡng sẽ cho trẻ làm một số xét nghiệm (nếu cần).
Một số xét nghiệm trẻ có thể sẽ phải làm nếu tình trạng mộng du ngày càng kéo dài với tần suất ngày càng lớn, bao gồm:
- Ngáy to hoặc ngừng thở khi ngủ
- Đái dầm
- Mộng du 2 hoặc nhiều lần một đêm
- Động kinh, co giật
Tôi có thể làm gì để giúp trẻ khi trẻ bị mộng du? – Bạn có thể giúp trẻ bằng cách đả bảo trẻ luôn được an toàn kể cả khi bị mộng du:
- Khóa chặt cửa sổ, cửa nhà để trẻ không thể ra ngoài nửa đêm
- Cất những vật sắc nhon, dễ vỡ hoặc những vật nguy hiểm xa khỏi tầm với của trẻ
- Lắp thanh bảo vệ ở xung quanh giường ngủ hoặc cửa bảo vệ ở trên mỗi cầu thang
- Giữ cho phòng của trẻ luôn sạch sẽ, gọn gàng để tránh trẻ bị vấp ngã khi mộng du
-
Nếu trẻ bị mộng du, bạn không nên giữ hay nắm lấy trẻ, thay vì đó, hãy nhẹ nhàng hướng dẫn trẻ để trẻ có thể an toàn trở lại giường và đi vào giấc ngủ.
Trẻ nhỏ bị mộng du có cần điều trị không? – Có thể trẻ sẽ không cần điều trị nếu tình trạng mộng du không thường xuyên và không gây nên bất kì rắc rối, khó khăn gì cho trẻ. Tình trạng này cũng sẽ hoàn toàn tự biến mất khi trẻ lớn dần lên.
Tuy nhiên, nếu tình trạng mộng du gây ra những rắc rối cho trẻ và không biến mất khi trẻ lớn lên, có thể trẻ sẽ cần phải đến khám các bác sĩ hoặc điều dưỡng để được điều trị:
- Dùng thuốc
- Sử dụng liệu pháp điều trị “ đánh thức đúng giờ ” – Đó là biện pháp đánh thức trẻ ban đêm,vào đúng thời điểm nhất định
-
Tình trạng mộng du có thể ngăn ngừa được không? – Một số trẻ nhỏ có thể bị mộng du do bị sốt hoặc do ít ngủ. chính vì vậy, bạn có thể ngăn ngừa tình trạng mộng du bằng cách cho trẻ ngủ đúng và đủ giờ (trẻ ít hơn 6 tuổi: cần ngủ từ 10-12 tiếng mỗi đêm; trẻ lớn hơn: cần ngủ đủ 8-10 tiếng mỗi đếm)
Nếu trẻ khó ngủ bạn có thể giúp trẻ bằng cách:
- Thiết lập “ thời khóa biểu ngủ ” cố định cho trẻ
- Cho trẻ đi ngủ và đánh thức trẻ bằng một thời gian cố định mỗi ngày
- Đảm bảo phòng ngủ của trẻ yên tình, sạch sẽ
- Không cho trẻ xem ti vi,máy tính quá nhiều trước khi đi ngủ
-
Biên dịch : Đào Thị Nhung
Tốt nghiệp cử nhân tiên tiến khoá I
Trường Đại học Y khoa Hà Nội