Nhiễm khuẩn hệ tiết niêu ở trẻ em


Các nguyên nhân gây ra nhiễm trùng hệ tiết niệu chủ yếu là vi khuẩn. Bình thường, vi khuẩn không có trong đường tiết niệu nhưng khi chúng xâm nhập qua đường niệu đạo vào trong bàng quang hoặc thận thì có thể gây ra nhiễm trùng đường tiết niệu.

Những đứa trẻ có nguy cơ bị nhiễm trùng hệ tiết niệu cao hơn nếu:

  • Hệ thống tiết niệu của trẻ hoạt động bất thường trước khi sinh
  • Bàng quang hoạt động bất thường
  • Trẻ nam phải cắt bao quy đầu. Cắt bao quy đầu là phẫu thuật loại bỏ phần da che phủ đầu dương vật.

Các triệu chứng của nhiễm trùng hệ tiết niệu phụ thuộc vào tuổi của trẻ. Những trẻ dưới 2 tuổi có thể có một hoặc nhiều hơn các dấu hiệu dưới đây:

  • Sốt : có thể là triệu chứng duy nhất ở trẻ
  • Nôn hoặc tiêu chảy
  • Trẻ có những hành động kiểu cách
  • Ăn uống kém

Trẻ từ hai tuổi trở lên có thể có các triệu chứng sau đây:

  • Đau hoặc cảm giác nóng rát khi đi tiểu
  • Đi tiểu nhiều hơn bình thường
  • Đau ở vùng bụng dưới hoặc hai bên lưng (hình 2)
  • Sốt
  • Để xác định nhiễm trùng đường tiết niệu, bác sỹ sẽ làm một số xét nghiệm nước tiểu của trẻ. Để có mẫu nước tiểu, trẻ cần đi tiểu vào trong một ống tại phòng khám. Nếu trẻ chưa biết tự đi tiểu, bác sỹ hoặc điều dưỡng có thể lấy nước tiểu từ bàng quang của trẻ bằng cách đưa một ống nhỏ dài qua đường niệu đạo vào trong bàng quang và dẫn ra một lượng nước tiểu. Sau khi đã lấy được mẫu nước tiểu, họ sẽ rút cái ống ra khỏi cơ thể trẻ và làm xét nghiệm.

    Nhiễm trùng hệ tiết niệu được điều trị bằng kháng sinh, những loại thuốc tiêu diệt vi khuẩn gây ra nhiễm trùng. Các triệu chứng của trẻ thường sẽ đỡ dần trong vòng 1 đến 2 ngày sau khi dùng thuốc. Việc dùng đúng loại thuốc cho trẻ là vô cùng quan trọng, nếu không nhiễm trùng có thể tái diễn.

    Hãy gọi ngay cho bác sỹ khi các triệu chứng của trẻ không đỡ hoặc trở nên nghiêm trọng hơn. Hoặc khi các dấu hiệu của nhiễm trùng hệ tiết niệu tái phát.

    Nếu trẻ thường xuyên bị nhiễm trùng hệ tiết niệu, bác sỹ có thể khuyến cáo cho trẻ dùng thuốc kháng sinh hằng ngày để ngăn ngừa nhiễm trùng hệ tiết niệu.

    Biên dịch: Cấn Thị Hoa- Cử nhân điều dưỡng tiên tiến khoá 1 – Đại học Y Hà Nội

Liên hệ (028) 7300 7115 hoặc 0813440448 để được tư vấn và đặt lịch khám chữa bệnh (không tính phí).

Tags: Nhiễm khuẩn hệ tiết niệu đi tiểu nhiều đau bụng dưới rối loạn tiểu tiện hẹp bao quy đầu xét nghiệm nước tiểu cắt bao quy đầu


Nguyễn Thị Thanh Thúy

18-20 Phước Hưng, Phường 8, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên: Tai Mũi Họng, Nhi Khoa

Tạ Minh Đức

9/4 Cao Thắng, Phường 2, Quận 3
Chuyên: Nhi Khoa

Tan Mein Chuen

585 North Bridge Road Singapore 188770
Chuyên: Nhi Khoa

Wendy Sinnathamby

585 North Bridge Road Singapore 188770
Chuyên: Hô Hấp, Nhi Khoa

Chong Jin Ho

585 North Bridge Road Singapore 188770
Chuyên: Nhi Khoa, Da liễu

Làm gì khi trẻ quấy khóc bất thường?

Quấy khóc bất thường được định nghĩa là tình trạng trẻ nhỏ trong ba tháng...

Nguyên nhân và cách chữa dậy thì muộn

Thế nào là dậy thì muộn? — Dậy thì là thuật ngữ chỉ sự thay đổi trong...

Đại tiện không tự chủ ở trẻ em

Đại tiện không tự chủ ở trẻ em là khi đứa trẻ đã được dạy...

Ống thông tai - Ear tubes

Ống thông tai là những ống nhỏ được bác sỹ đặt vào màng nhĩ của...

3 thói quen dùng thuốc của phụ huynh có thể hại chết con trẻ

Khi trẻ có các triệu chứng sốt, ho, sổ mũi bố mẹ liền vội vàng...

Vui lòng đợi...