Nuốt phải dị vật ở trẻ em


Nuốt phải dị vật ở trẻ em

Việc nuốt phải các vật mà không phải thức ăn là rất nguy hiểm phải không? — Không thường xuyên. Khi một người nuốt một vật, vật đó sẽ di chuyển dọc theo ống tiêu hóa. Ống tiêu hóa được tính từ thực quản (ống nối từ miêng tới dạ dày), dạ dày, ruột non, và ruột già. Hầu hết các vật nuốt phải đều di chuyển và được đào thải ra ngoài qua đại tiện mà không gây ra vấn đề gì.

Tuy vậy, một số dị vật có thể hoặc gần như gây ra các vấn đề. Những vật dụng này cần phải được lấy ra khỏi ống tiêu hóa bởi bác sỹ.

Các triệu chứng của việc nuốt phải dị vật là gì? — Nhiều trẻ không có bất kì triệu chứng nào cả. Nếu có các triệu chứng, chúng có thể là:

  • Khó nuốt thức ăn
  • Chảy nước miếng
  • Đau vùng cổ hoặc ngực
  • Ho, khó thở hay thở khò khè

Nhũng triêu chứng này dường như thường xảy ra khi dị vật bị tắc lại ở thực quản. Thông thường, các triệu chứng sẽ diễn ra đồng thời với thời gian dị vât bị tắc. Tuy nhiên, nhiều triệu chứng có thể biến mất dù dị vật vẫn bị tắc.

Tôi nên làm gì khi phát hiện con mình nuốt phải dị vật? — Nếu bạn nhìn thấy con mình nuốt phải dị vật, hoặc trẻ nói với bạn rằng trẻ đã nuốt dị vât, hãy báo với bác sỹ hoặc điều dưỡng ngay lập tức. Tùy thuộc vào vật trẻ đã nuốt và các triệu chứng, trẻ có thể cần đến gặp bác sỹ.

Trẻ nuốt phải dị vật có cần làm các xét nghiệm nào không? — Đôi khi. Bác sỹ hoặc điều dưỡng sẽ hỏi về vật thể trẻ đã nuốt và thời gian nuốt được bao lâu. Họ cũng sẽ hỏi về các triệu chứng và tiến hành khám.

Tùy thuộc vào dị vật và các triệu chứng, bác sỹ hoặc điều dưỡng có thể đề nghị chụp X-quang vùng cổ, ngực, hay bung. Các dị vật được làm từ một số vật liệu nhất định có thể nhìn thấy được trên phim Xquang

Nuốt phải dị vật ở trẻ em

Chụp X-quang cho phép nhìn thấy dị vật bên trong cơ thể. Thông thường, các dị vật nuốt phải nằm trong ống tiêu hóa. Nhưng đôi khi, các dị vật nuốt phải rơi vào đường hô hấp, vì đường hô hấp nằm cạnh thực quản. Dị vật đường hô hấp cần phải được lấy ra bởi chúng có thể gây nên những vấn đề nghiêm trọng.

Dị vật nuốt phải có cần phải được lấy ra hay không? — Một số dị vật cần phải đươc lấy ra khỏi cơ thể, một số khác lại không. Điều này còn phụ thuộc vào:

  • Dị vât là gì – Những vật mà có thể gây tổn thương các phần bên trong cơ thể một cách dễ dàng và nghiêm trọng thì cần được lấy ngay ra khỏi cơ thể. Các vật có hại ví dụ như pin, nam châm. Các vật cứng, dài hay làm bằng chì. Chì là một kim loại có thể gây tổn thương lão, thận và các tạng khác của trẻ.
  • Dị vật nằm ở đâu trong ống tiêu hóa – Dị vật bị tắc ở thực quản thường cần được lấy ra ngay.
  • Nếu một người nuốt phải dị vật có các triệu chứng
  • Dị vật đã tồn tại bao lâu trong cơ thể

Nếu dị vật không cần phải được lấy ra, bác sỹ hoặc điều dưỡng có thể giúp trẻ:

  • Kiểm tra phân để đảm bảo rằng dị vật đã rời khỏi cơ thể. Điều này thường mất vài ngày để dị vật rời khỏi cơ thể qua đường đại tiện.
  • Kiểm tra các triệu chứng mà chỉ ra rằng dị vật gây tổn thương ống tiêu hóa. Hãy báo cho bác sỹ hoặc điều dưỡng biết nếu trẻ có bất kì các triệu chứng nào sau đây:

•Sốt

•Buồn nôn hoặc nôn

•Đau bụng

•Đại tiện ra máu

Bác sỹ có thể cũng sẽ yêu cầu chụp X-quang để kiểm tra xem dị vật đã rời khỏi ống tiêu hóa hay chưa.

Bác sỹ sẽ lấy dị vật nuốt phải ra như thế nào? — Để lấy dị vật đã nuốt phải ra khỏi thực quản hoặc dạ dày, bác sỹ sẽ thực một thủ thuật gọi là nội soi trên. Trong quá làm thủ thuật này, bác sỹ sẽ đặt một ống nhỏ với camera và đèn ở đầu (gọi là nội soi) vào trong miệng của bệnh nhân. Ho sẽ đưa cái ống đi xuống thực quản, dạ dày và tá tràng ( đoạn đầu của ruột non) để tìm dị vật. Sau đó họ sẽ dùng những dụng cụ nhỏ để lấy vật và đưa nó ra ngoài qua đường miệng.

Nuốt phải dị vật ở trẻ em

Để lấy dị vật ra khỏi ruột non, bác sỹ có thể cần thực hiện phẫu thuật

 

Liên hệ (028) 7300 7115 hoặc 0813440448 để được tư vấn và đặt lịch khám chữa bệnh (không tính phí).

Tags: nuốt phải dị vật trẻ em nội soi phẫu thuật nhìn thấy hoặc điều điều dưỡng hoặc điều dưỡng


Nguyễn Thị Ngọc Thủy

Nhà 105 - Khu Bộ đội Thông tin - Số 8B Vũ Thạnh - Giảng Võ - Ba Đình - Hà Nội
Chuyên: Hiếm Muộn, Siêu Âm Thai, Sản Phụ Khoa

Tan Mein Chuen

585 North Bridge Road Singapore 188770
Chuyên: Nhi Khoa

Sheila Loh Kia Ee

585 North Bridge Road Singapore 188770
Chuyên: Sản Phụ Khoa

Joan Thong Pao-Wen

585 North Bridge Road Singapore 188770
Chuyên: Sản Phụ Khoa

Tony Tan Yew Teck

585 North Bridge Road Singapore 188770
Chuyên: Sản Phụ Khoa

Làm gì khi trẻ quấy khóc bất thường?

Quấy khóc bất thường được định nghĩa là tình trạng trẻ nhỏ trong ba tháng...

Nguyên nhân và cách chữa dậy thì muộn

Thế nào là dậy thì muộn? — Dậy thì là thuật ngữ chỉ sự thay đổi trong...

Đại tiện không tự chủ ở trẻ em

Đại tiện không tự chủ ở trẻ em là khi đứa trẻ đã được dạy...

Ống thông tai - Ear tubes

Ống thông tai là những ống nhỏ được bác sỹ đặt vào màng nhĩ của...

3 thói quen dùng thuốc của phụ huynh có thể hại chết con trẻ

Khi trẻ có các triệu chứng sốt, ho, sổ mũi bố mẹ liền vội vàng...

Vui lòng đợi...