Phòng chống thừa cân béo phì cho trẻ


Nguyên nhân trẻ thừa cân béo phì

Trẻ bị thừa cân béo phì là do năng lượng đưa vào cơ thể vượt quá năng lượng tiêu hao, nhất là với chế độ ăn nhiều đường bột, chất béo, chất đạm. Các chất này khi vào cơ thể dư thừa đều có thể chuyển hóa thành chất béo dự trữ tích tụ dưới dạng mỡ thừa.

Bên cạnh chế độ ăn, việc trẻ lười vận động, dành nhiều thời gian xem TV, đọc truyện, sử dụng các thiết bị điện tử, … cũng là nguyên nhân gây thừa cân béo phì.

Bên cạnh đó, yếu tố di truyền cũng là một nguy cơ. Nếu trẻ sinh ra trong gia đình có cha mẹ bị thừa cân thì cũng có nguy cơ bị béo phì hơn các trẻ khác. Những bà mẹ mang thai to, lên cân nhiều trong thai kì cũng có nguy cơ sinh con bị thừa cân béo phì về sau.

Phòng chống thừa cân béo phì cho trẻ

Ảnh hưởng của béo phì đến sức khỏe của trẻ em

Béo phì ở trẻ em là yếu tố nguy cơ béo phì ở người lớn. Người béo phì có nguy cơ mắc các bệnh tăng huyết áp, tăng cholesterol dẫn đến tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim... và có nguy cơ mắc các bệnh lý khác như bệnh đái tháo đường, bệnh sỏi mật, cơ xương khớp...

Bên cạnh đó, trẻ béo phì thường vụng về, chậm chạp, hay bị bạn bè trêu chọc ảnh hưởng đến tâm lý và khả năng tiếp thu, học tập.

Phòng tránh thừa cân béo phì cho trẻ

Điều chỉnh chế độ ăn

Cho trẻ ăn đúng giờ, không bỏ bữa sáng và hạn chế ăn sau 20 giờ. Lập giờ giấc các bữa ăn chính và bữa phụ cố định để trẻ biết rõ thời gian các bữa ăn. Không cho trẻ ăn quà vặt như bánh kẹo trước các bữa ăn.

Hạn chế chất béo như mỡ, phủ tạng động vật như gan, tim, cật, óc, các món chiên nhiều dầu, đồ ăn nhanh. Chọn phương pháp chế biến ít béo như hấp, luộc, nướng…

Hạn chế thức uống có đường như nước ngọt, nước trái cây hương liệu và thức ăn nhiều bột đường vì năng lượng dư sẽ chuyển thành mỡ. Thay vào đó, hãy khuyến khích trẻ uống nhiều nước lọc.

Phòng chống thừa cân béo phì cho trẻ

Cho trẻ ăn nhiểu rau và trái cây để giúp trẻ cảm thấy no nhanh và kết thúc bữa ăn sớm. Cảm giác no này có thể kéo dài cả sau bữa ăn, đặc biệt có lợi với chế độ ăn kiêng. Chất xơ tan trong rau và trái cây còn giúp đào thải một lượng chất béo không có lợi cho sức khỏe qua đường tiêu hóa. 

Không dự trữ thức ăn ngọt như bánh ngọt, kẹo, kem, chè, chocolate trong nhà. Thay những đồ ăn vặt nói trên bằng thức ăn ít năng lượng hơn như trái cây, sữa chua, sữa ít béo không đường.

Tăng cường cho trẻ vận động

Cha mẹ nên cho trẻ tập thể dục, chơi thể thao khoảng 30 phút rồi tăng dần lên 60 phút mỗi ngày và ít nhất 4-5 lần mỗi tuần. Nên tập các môn dùng sức trung bình và kéo dài như bơi lội, đạp xe đạp, đi bộ, chạy bộ chậm, chơi bóng…

Phòng chống thừa cân béo phì cho trẻ

Tập thói quen năng động trong mọi hoạt động của trẻ như đi thang bộ thay vì thang máy; đến trường bằng xe đạp hoặc đi bộ nếu có thể; phụ giúp cha mẹ làm việc nhà như quét nhà, lau nhà, tự dọn dẹp phòng riêng, chăm sóc vườn cây,… Hạn chế cho trẻ dành nhiều thời gian xem TV, chơi điện tử trên máy tính, điện thoại, …

 

Liên hệ (028) 7300 7115 hoặc 0813440448 để được tư vấn và đặt lịch khám chữa bệnh (không tính phí).

Tags: thừa cân béo phì chất béo trẻ em lười vận động chế độ ăn sinh hoạt


Wendy Sinnathamby

585 North Bridge Road Singapore 188770
Chuyên: Hô Hấp, Nhi Khoa

Nguyễn Văn Lý

52 Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội
Chuyên: Tai Mũi Họng, Tai Mũi Họng - Nhi, Nhi Khoa

Phan Ngọc Thanh Trà

25 Hoàng Hoa Thám, Phường 6, Quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh
Chuyên: Tâm Lý, Nhi Khoa

Joyce Chua Horng Yiing

585 North Bridge Road Singapore 188770
Chuyên: Ung Thư, Nhi Khoa, Ngoại Khoa

Nguyễn Thị Diệu Anh

9/4 Cao Thắng, Phường 2, Quận 3
Chuyên: Tâm Lý, Nhi Khoa

Làm gì khi trẻ quấy khóc bất thường?

Quấy khóc bất thường được định nghĩa là tình trạng trẻ nhỏ trong ba tháng...

Nguyên nhân và cách chữa dậy thì muộn

Thế nào là dậy thì muộn? — Dậy thì là thuật ngữ chỉ sự thay đổi trong...

Đại tiện không tự chủ ở trẻ em

Đại tiện không tự chủ ở trẻ em là khi đứa trẻ đã được dạy...

Ống thông tai - Ear tubes

Ống thông tai là những ống nhỏ được bác sỹ đặt vào màng nhĩ của...

3 thói quen dùng thuốc của phụ huynh có thể hại chết con trẻ

Khi trẻ có các triệu chứng sốt, ho, sổ mũi bố mẹ liền vội vàng...

Vui lòng đợi...