Thông tin mẹ cần biết khi tiêm vắc xin cho trẻ từ 0 đến 6 tuổi


Tiêm vacxin cho bé

Tại sao trẻ nhỏ cần tiêm vắc xin? Tiêm phòng vắc xin giúp trẻ nhỏ không bị ốm. Thậm chí nếu trẻ nhỏ bị ốm, tiêm chủng có thể giúp trẻ không bị ốm nặng. Thêm vào đó, tiêm chủng giúp bảo vệ trẻ khi mà xung quanh trẻ có những người bị ốm.

Trẻ tiêm chủng những loại vắc xin nào? Bác sỹ khuyến cáo trẻ tiêm chủng các loại vắc xin có thể phòng tránh các nhiễm trùng dưới đây:

  • Viêm gan B: Có thể gây ra các bệnh gan mạn tính hoặc ung thư gan.
  • Bạch hầu, uốn ván, ho gà: Vắc xin phòng tránh 3 bệnh này thường được nhóm thành một mũi. Bạch hầu làm hình thành một lớp dày trong cổ họng và gây ra các vấn đề liên quan đến hô hấp. Uốn ván gây ra các bất thường về cơ. Ho gà có thể gây ho nghiêm trọng.
  • Bại liệt: có thể gây yếu và đau cơ, dẫn tới tình trạng liệt lâu dài. Liệt là tình trạng không còn khả năng vận động chân, tay.
  • Vi-rút Rota: Gây ra tiêu chảy nghiêm trọng, gây ra mất nước.
  • Hib: gây ra tình trạng nhiễm trùng da, họng, khớp và các tế bào não.
  • Khuẩn cầu phổi: Gây ra nhiễm trùng phổi, tai, máu và tế bào não.
  • Sởi, quai bị, sởi Đức Rubella: Vắc xin phòng tránh 3 bệnh này thường được nhóm thánh một mũi. Sởi gây phát ban, sốt và ho. Chúng có thể dẫn đến các vấn đề về phổi, tai, não. Quai bị gây sưng các tuyến ở má và các vấn đề não và tinh hoàn. Nếu phụ nữ bị sởi Đức (Rubella) trong quá trình mang thai, đứa trẻ có thể sinh ra với dị tật bẩm sinh.
  • Thuỷ đậu có thể gây sốt, viêm họng và phát ban. Một vài trẻ nhỏ bị thuỷ đậu có thể ốm nặng và nhiễm trùng phổi, não.
  • Viêm gan A: Không phổ biến ở trẻ nhỏ, nhưng có thể gây ra các bệnh gan nghiêm trọng ở người lớn. Trẻ nhỏ được tiêm vắc xin viêm gan A có thể phòng tránh các bệnh gây ra bởi nó khi đứa trẻ lớn lên.
  • Cúm: Cúm có thể gây ra sốt, ớn lạnh, đau cơ, ho và viêm họng.
  • Khuẩn cầu màng não: Là vi sinh vật gây ra nhiễm trùng máu hoặc mô xung quanh não. Hầu hết trẻ nhỏ dưới 6 tuổi không cần tiêm vắc xin này.

Bao nhiêu liều vắc xin đứa trẻ cần? Số lượng liều là khác nhau tuỳ thuộc vào từng loại vắc xin. Một vài vắc xin hoạt động chỉ sau 1 liều, nhưng hầu hết cần 2 hoặc nhiều hơn để phòng tránh nhiễm trùng. Và thường mất khoảng vài tuần sau khi tiêm chủng để vắc xin bắt đầu hoạt động.

Trẻ nhỏ nên tiêm chủng vào lúc mấy tuổi? Các loại vắc xin khác nhau được tiêm chủng vào các lứa tuổi khác nhau. Hầu hết trẻ sơ sinh đều được tiêm mũi đầu tiên vắc xin viêm gan B. Sau đó các trẻ tiêm chủng theo lịch tiêm chủng quốc gia. Một vài trẻ đi theo lịch tiêm chủng khác nhau nếu chúng có:

  • Các vấn đề sức khoẻ nào đó.
  • Bắt đầu tiêm chủng muộn hơn so với bình thường.
  • Bắt đầu tiêm chủng đúng thời gian tuy nhiên có một vì liều tiêm chủng bị lỡ.

Bác sỹ hoặc điều dưỡng sẽ khuyến cáo một lịch tiêm chủng phù hợp với từng trẻ nhỏ.

bé tiêm vácxin

Các tác dụng phụ mà vắc xin có thể gây ra là gì? Thường thì vắc xin không gây ra tác dụng phụ. Khi chúng gây ra các tác dụng phụ, có thể là:

  • Sưng nhẹ, đỏ, viêm tại mũi tiêm.
  • Sốt nhẹ
  • Phát ban nhẹ
  • Đau đầu hoặc đau người.

Hầu hết các tác dụng phụ xảy ra trong 1-2 ngày sau khi tiêm vắc xin. Đối với vắc xin phòng thuỷ đậu, sởi, quai bị, sởi Đức (Rubella) có thể sau 1-2 tuần.

Vắc xin có thể gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng hơn những triệu chứng kể trên như phản ứng dị ứng nghiêm trọng, tuy nhiên rất hiếm.

Hãy hỏi bác sỹ hoặc điều dưỡng các tác dụng phụ có thể xảy ra mỗi lần tiêm chủng các loại vắc xin. Nếu trẻ nhỏ có phản ứng dị ứng hoặc xảy ra vấn đề sau khi tiêm chủng, hãy báo ngay cho bác sỹ hoặc điều dưỡng.

Nếu trẻ phải tiêm vắc xin nhưng đang bị ốm thì sao? Nếu trẻ đang bị ốm và đến thời gian tiêm vắc xin, hãy báo cho bác sỹ. Tuỳ thuộc vào loại vắc xin và triệu chứng của trẻ, bác sỹ có thể chỉ định tiêm vắc xin cho trẻ hoặc đợi đến khi tình trạng sức khoẻ của trẻ khá lên.

Nếu trẻ bị dị ứng với trứng thì sao? Nếu trẻ bị dị ứng trứng, hãy báo bác sỹ hoặc điều dưỡng biết. Một vài vắc xin được làm từ trứng, để đảm bảo an toàn cho trẻ, bác sỹ sẽ báo với bạn loại vắc xin nào an toàn cho trẻ.

Một trong những việc quan trọng cần lưu ý đó là giữ danh sách các vắc xin trẻ tiêm chủng và thời điểm tiêm chủng. Rất nhiều trường học giữ thông tin tiêm chủng để nhắc nhở phụ huynh của trẻ. Bạn nên cập nhật lịch tiêm chủng.

Đợi đến khi trẻ lớn hơn mới tiêm vắc xin có lợi không? Câu trả lời là không, một vài cha mẹ nghĩ việc đó sẽ có lợi cho trẻ. Tuy nhiên sự thật là các nghiên cứu chỉ ra rằng việc trì hoãn tiêm chủng thực tế có nhiều mặt trái. Chẳng hạn, một nghiên cứu chỉ ra trẻ nhỏ tiêm mũi đầu tiên vắc xin “Sởi, quai bị, sởi Đức” muộn hơn thì có nguy cơ bị sốt cao co giật cao hơn. Các lịch tiêm chủng mà bác sỹ khuyến cáo đã được nghiên cứu kỹ lưỡng, do đó không nên trì hoãn việc tiêm chủng của trẻ.

 

Cấn Thị Hoa, Cử nhân điều dưỡng tiên tiến khoá 1

Đại học Y Hà Nội.

Liên hệ (028) 7300 7115 hoặc 0813440448 để được tư vấn và đặt lịch khám chữa bệnh (không tính phí).

Tags: tiêm vắc xin vắc xin vắc xin cho trẻ nghiêm trọng tình trạng được tiêm khác nhau lịch tiêm hoặc điều điều dưỡng lịch tiêm chủng hoặc điều dưỡng bệnh gan


Phan Ngọc Thanh Trà

25 Hoàng Hoa Thám, Phường 6, Quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh
Chuyên: Tâm Lý, Nhi Khoa

Nguyễn Bạch Huệ

Số 3, Đường 17A, Phường Bình Trị Đông B, Quận Bình Tân, TP. Hồ Chí Minh
Chuyên: Nhi Khoa

Tan Mein Chuen

585 North Bridge Road Singapore 188770
Chuyên: Nhi Khoa

Chow Kah Kiong

585 North Bridge Road Singapore 188770
Chuyên: Sản Phụ Khoa

Tan Yew Ghee

585 North Bridge Road Singapore 188770
Chuyên: Sản Phụ Khoa

Làm gì khi trẻ quấy khóc bất thường?

Quấy khóc bất thường được định nghĩa là tình trạng trẻ nhỏ trong ba tháng...

Nguyên nhân và cách chữa dậy thì muộn

Thế nào là dậy thì muộn? — Dậy thì là thuật ngữ chỉ sự thay đổi trong...

Đại tiện không tự chủ ở trẻ em

Đại tiện không tự chủ ở trẻ em là khi đứa trẻ đã được dạy...

Ống thông tai - Ear tubes

Ống thông tai là những ống nhỏ được bác sỹ đặt vào màng nhĩ của...

3 thói quen dùng thuốc của phụ huynh có thể hại chết con trẻ

Khi trẻ có các triệu chứng sốt, ho, sổ mũi bố mẹ liền vội vàng...

Vui lòng đợi...