Thủy đậu


thủy đậu

Ai cần tiêm vắc xin ngừa thủy đậu?
Hầu hết trẻ em nên tiêm vắc xin ngừa thủy đậu khi trẻ 12 đến 18 tháng tuổi. Trẻ nên tiêm mũi thứ 2 khi chúng 4-6 tuổi. Mỗi trẻ cần tiêm 2 mũi tách biệt để đạt hiệu quả ngăn ngừa thủy đậu tốt nhất. Nhiều trẻ không tiêm mũi thứ 2 vẫn có thể bị mắc thủy đậu.

thủy đậu
 

Người lớn chưa từng mắc thủy đậu hoặc chưa tiêm vắc xin nên tiêm vắc xin nếu họ:

  •   Là nhân viên y tế hoặc làm việc trong môi trường có trẻ nhỏ.
  •   Tiếp xúc gần với người mắc bệnh HIV hay ung thư.

Ai không nên tiêm vắc xin ngừa thủy đậu?
Các bác sĩ không khuyên tiêm vắc xin ngừa thủy đậu nếu:

  •    Trẻ bị suy giảm hệ thống miễn dịch
  •    Phụ nữ mang thai hoặc có kế hoạch sinh con sớm
  •    Trẻ em hoặc người lớn bị thủy đậu

Những người sinh ra trước năm 1980 (hầu hết những người sinh trước năm 1980 đã từng mắc thủy đậu).


Tác dụng phụ phổ biến khi tiêm vắc xin ngừa thủy đậu là gì?
Hầu hết tác dụng phụ phổ biến là đau khi tiêm.


Các triệu chứng của thủy đậu là gì?
Khi bạn mắc thủy đậu ngày đầu bạn thường:

  •     Sốt
  •     Cảm thấy mệt mỏi
  •     Đau họng
  •     Ăn không ngon miệng

 thủy đậu

Những ngày sau đó những nốt phát ban bắt đầu hình thành. Xuất hiện mụn rát đỏ hình thành từng đám nhỏ, sau đó mụn bọng nước chứa dịch trong dần chuyển sang đục như mủ. Sau 2-3 ngày mụn đóng vẩy. Cảm giác bỏng rát có thể kéo dài khoảng 1 tuần.


Thủy đậu lây lan thế nào?
Nếu bạn chưa từng mắc thủy đậu hoặc chưa tiêm vắc xin ngừa thủy đậu, bạn có thể lây nhiễm từ những người xung quanh.Bệnh rất truyền nhiễm và lây lan qua sự đụng chạm đến ban ngứa từ người bị thuỷ đậu hoặc qua những giọt nước nhỏ trong không khí từ miệng hay mũi của một người bị nhiễm. Bệnh cũng có thể lây lan qua sự tiếp xúc đến quần áo hoặc vải trải giường bị ô nhiễm bởi chất dịch từ ban ngứa hoặc từ miệng hay mũi của người bị bệnh. 


Bạn có nên đi đến bác sĩ hoặc gặp điều dưỡng nếu bạn nghĩ con bạn hoặc bạn mắc thủy đậu?
Không. Bạn không nên đi đến bác sĩ/điều dưỡng mà không gọi trước vì bác sĩ/điều dưỡng có thể nói cho bạn biết cần làm gì qua điện thoại và cách này giúp thủy đậu không lây sang bệnh nhân khác ở phòng khám.


Con của bạn hoặc bạn có cần điều trị bệnh thủy đậu không?
Bạn có thể cần điều trị nhưng con của bạn không cần. Hầu hết trẻ em khỏi mà không đề lại di chứng gì. Mặt khác, người lớn mắc thủy đậu đôi khi mắc một số vấn đề. Đối với họ, bác sĩ hoặc điều dưỡng khuyên dùng thuốc Acyclovir( Zovirax). 
Cũng có những loại thuốc không cần kê đơn bạn có thể giúp giảm triệu chứng như sốt, ngứa. Nhưng bạn KHÔNG BAO GIỜ dùng aspirin cho trẻ dưới 18 tuổi vì nó có thể dẫn đến hội chứng Reye rất nguy hiểm.


Tôi đang mang thai và nghĩ mình có thể mắc thủy đậu thì nên làm gì?
Gọi cho bác sĩ hoặc điều dưỡng. Bạn cũng có thể gọi nếu bạn gần người bị thủy đậu hoặc zona, vết bỏng rát có thể liên quan đến virus thủy đậu. Bạn bị mắc thủy đậu khi mang thai có thể ảnh hưởng đến cả mẹ và bé. Bạn báo càng sớm càng tốt thì sẽ có thuốc giúp giảm thiểu tối đa các vấn đề ảnh hưởng.


(Biên dịch: Trần Thị Huyền Trang – Cử nhân điều dưỡng tiên tiến K1 – ĐH Y Hà Nội)

 

Liên hệ (028) 7300 7115 hoặc 0813440448 để được tư vấn và đặt lịch khám chữa bệnh (không tính phí).

Tags: thủy đậu trẻ em zona sốt phát ban vắc xin miễn dịch


Phan Ngọc Thanh Trà

25 Hoàng Hoa Thám, Phường 6, Quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh
Chuyên: Tâm Lý, Nhi Khoa

Wendy Sinnathamby

585 North Bridge Road Singapore 188770
Chuyên: Hô Hấp, Nhi Khoa

Chong Jin Ho

585 North Bridge Road Singapore 188770
Chuyên: Nhi Khoa, Da liễu

Nguyễn Hoàng Sơn

1E Trường Chinh, Quận Thanh Xuân, TP Hà Nội
Chuyên: Nhi Khoa, Tai Mũi Họng

Nguyễn Văn Lý

52 Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội
Chuyên: Tai Mũi Họng, Tai Mũi Họng - Nhi, Nhi Khoa

Làm gì khi trẻ quấy khóc bất thường?

Quấy khóc bất thường được định nghĩa là tình trạng trẻ nhỏ trong ba tháng...

Nguyên nhân và cách chữa dậy thì muộn

Thế nào là dậy thì muộn? — Dậy thì là thuật ngữ chỉ sự thay đổi trong...

Đại tiện không tự chủ ở trẻ em

Đại tiện không tự chủ ở trẻ em là khi đứa trẻ đã được dạy...

Ống thông tai - Ear tubes

Ống thông tai là những ống nhỏ được bác sỹ đặt vào màng nhĩ của...

3 thói quen dùng thuốc của phụ huynh có thể hại chết con trẻ

Khi trẻ có các triệu chứng sốt, ho, sổ mũi bố mẹ liền vội vàng...

Vui lòng đợi...