Tiêu chảy ở trẻ em
Làm thế nào để biết trẻ đang bị tiêu chảy? — Điều này phụ thuộc vào tình trạng trẻ lúc bình thường như thế nào:
- Đối với trẻ em, tiêu chảy nghĩa là số lần đi ngoài nhiều hơn bình thường. Con bạn có thể có số lần đi ngoài gấp đôi thường ngày. (Ở trẻ em, đi ngoài phân vàng, xanh hoặc nâu, trong phân lẫn những hạt nhỏ trông như hạt giống, vẫn có thể là bình thường.)
- Trẻ lớn nếu bị tiêu chảy sẽ đi ngoài phân lỏng từ 3 lần trở lên trong ngày.
Các nguyên nhân thường gặp của tiêu chảy ở trẻ em là gì? — Nguyên nhân phổ biến nhất là do:
- Virus
- Virus hoặc vi khuẩn gây viêm trong đường tiêu hóa
- Tác dụng phụ của thuốc kháng sinh
Trẻ nên ăn và uống gì trong thời gian bị tiêu chảy? — Trẻ vẫn có thể ăn chế độ thường ngày. Thực phẩm nên ăn bao gồm:
- Thịt nạc
- Gạo, khoai tây, bánh mì
- Sữa chua
- Hoa quả và rau xanh
- Sữa (trừ khi trẻ có vấn đề về hấp thu sữa)
Những thực phẩm và đồ uống nên tránh?
- Thực phẩm giàu chất béo
- Nước ép táo, lê và cherry
- Đồ uống nhiều đường
- Các loại nước tăng lực
Cha mẹ có thể làm gì để giúp trẻ?
- Giúp trẻ uống đủ nước.
- Tránh dùng thuốc tiêu chảy. Thuốc tiêu chảy thường không thực sự cần thiết đối với trẻ em, và có thể không được an toàn.
Khi nào nên đưa trẻ đi khám bác sĩ? — Bạn nên đưa trẻ đi khám bác sĩ nếu gặp phải các triệu chứng sau:
- Trẻ dưới 12 tuổi, không ăn uống được gì trong vài giờ đồng hồ
- Đau bụng nhiều
- Quấy khóc, rối loạn ý thức
- Mệt mỏi, không phản ứng/đáp lại bạn
- Mất nước. Các dấu hiệu bao gồm:
- Khô miệng
- Khát
- Không đi tiểu từ 4-6 giờ ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, từ 6-8 giờ ở trẻ lớn
- Khóc không có nước mắt
(Biên dịch: Lê Thân Phương – Cử nhân điều dưỡng tiên tiến Khóa 1 – ĐH Y Hà Nội)
Liên hệ (028) 7300 7115 hoặc 0813440448 để được tư vấn và đặt lịch khám chữa bệnh (không tính phí).