Trẻ bị nôn trớ - khi nào là bất thường?
Khi nào trẻ bị nôn trớ là bình thường?
- Trẻ khi di chuyển trên những phương tiện sóc như ô tô dẫn tới việc trẻ bị rối loạn tiêu hóa và nôn trớ. Việc ho hay khóc kéo dài cũng dẫn tới tình trạng này.
- Nếu hiện tượng nôn trớ tự hết sau 6 tới 24 giờ thì mẹ không cần quá lo lắng.
- Trẻ bị nôn trớ nhưng vẫn tiếp tục phát triển khỏe mạnh bình thường thì đó là hiện tượng bình thường.
Nôn trớ - khi nào là bất thường?
Nếu trẻ nhỏ mới bị sơ sinh thì có thể là do ăn uống quá no. Tuy nhiên nếu hiện tượng này kéo dài thì có thể là do một loiaj virut dạ dày. Dù những trường hợp này là ít, nhưng đôi khi nôn trớ lại là biểu hiện cua tình trạng viêm nhiễm nào đó ở hệ hô hấp, tiết niệu hay thậm chí là tai.
Nếu bé bị nôn trớ kèm theo một số biểu hiện sau đây thì cha mẹ nên đưa bé tới bác sĩ nhi khoa ngay để kịp thời chữa trị:
- Bụng đau quằn quại, bụng trướng
- Lơ mơ hay ở trạng thái bị kích thích
- Co giật
- Liên tục nôn trớ nhiều giờ, có dấu hiệu cơ thể bị khử nước như khô miệng, ít nước mắt, ít đi tiểu, ...
- Khi nôn trớ có xuất hiện cả máu hay mật
Bắt bệnh cho trẻ:
- Trẻ bị nôn trớ ngay sau khi bú sữa mẹ hoặc bú bình: nguyên nhân có thể do hẹp môn vị. Hẹp môn vị còn có thể khiến trẻ bị nôn thành vòi rồng. Nếu gặp hiện tượng này cha mẹ nên đưa trẻ đi khám sớm. Trẻ còn có thể bị phẫu thuật nếu bệnh trở nặng.
- Trẻ nôn trớ kèm phát ban: nếu trẻ nôn nhiều sau ăn, đi kèm với đó là nổi ban quanh miệng, cổ, sau đó là đầu gối, khuỷu tay thì có thể trẻ bị dị ứng với sữa hoặc công thức món ăn. Nếu trẻ bị khó thở, sưng miệng thì cần đưa bé đi khám kịp thời, nếu dị ứng nặng hơn thì có thể khiến trẻ tử vong. Để giảm nguy cơ dị ứng, cha mẹ nên cho trẻ tập ăn dặm khi được 6 tháng. Nếu cần thiết nên nghe tư vấn của bác sĩ về những thời gian hợp lý để trẻ ăn các món mới.
- Trẻ nôn kèm máu: nếu hiện tượng này xảy ra thì có thể do trẻ bị bất ổn ở dạ dày như nhiễm khuẩn dạ dày, khiến các mạch máu ở đó bị vỡ, hoặc các mô trong dạ dày bị tổn thương do bé phải nôn gắng sức. Trường hợp này cha mẹ không được tự ý cho trẻ uống thuốc mà cần phải hỏi ý kiến bác sĩ.
- Trẻ nôn ra dịch vàng xanh: dịch vàng xanh có thể do gan mật bài tiết hoặc do dị tật bẩm sinh đường tiêu hóa, nghẽn phân su hoặc xoắn ruột. Bé có thể cần phải được phẫu thuật ngay để kịp thời khắc phục sự cố.
- Nôn kèm sốt, gào hét thường xuyên hoặc cứng cổ: nguyên nhân của việc này có thể do vi khuẩn viêm màng não, nhiễm trùng não. Cha mẹ cần cho bé tiêm phòng Hib để ngăn ngừa viêm màng não.
- Nôn kèm đau bụng: ban đầu trẻ bi đau nhẹ quanh rốn, sau đó cơn đau di chuyển đến dưới bên phải của bụng. Trẻ có thể bị viêm ruốt thừa (thường ở trẻ trên 10 tuổi) và nên được đưa tới bác sĩ sớm nhất có thể. Nếu không được cấp cứu, ruột thừa sẽ bị vỡ khiến chất độc lan khắp khoang bụng, gây tử vong.