Trẻ em có thể bị những loại đau đầu nào?


Tình trạng đau đầu là khá phổ biến ở trẻ em. Hai loại đau đầu thường gặp nhất ở trẻ em là:

Đau đầu do căng thẳng – Loại này gây ra cảm giác chèn ép hay siết chặt ở cả hai bên đầu. Loại đau đầu này thường không quá trầm trọng đến mức cản trở các hoạt động hàng ngày của trẻ như tới trường học .

Đau nửa đầu – Đau nửa đầu ban đầu thường sẽ nhẹ nhưng sau đó sẽ trở nên trầm trọng hơn, có thể đau ở một hay cả hai bên đầu. Đau đầu có thể khiến cho trẻ ốm, nôn chớ hay nhạy cảm với ánh sáng và tiếng động đồng thời có thể ảnh hưởng tạm thời tới thị lực của trẻ. Ví dụ như trước khi bị đau nửa đầu, một vài trẻ vẫn có thể nhìn được các điểm hay đốm ánh sáng màu. Nhưng sau khi đau đầu các trẻ này hầu như không thể tham gia các hoạt động hàng ngày như đi học nữa.

đau đầu ở trẻ em

Trẻ em thường bị đau đầu khi bị nhiễm lạnh, cảm cúm, viêm họng hay viêm xoang. Trong một số trường hợp hiếm gặp, đau đầu ở trẻ em có thể bị gây ra bởi nhiễm trùng nguy hiểm (viêm màng não), cao huyết áp hay u não.

Tôi có nên đưa trẻ đi khám bác sỹ?

Bạn nên đưa trẻ ngay tới khám bác sỹ mà không uống bất cứ loại thuốc nào nếu như trẻ bị đau đầu trong các trường hợp sau:

  • Sau chấn thương vùng đầu
  • Sau khi ngủ dậy
  • Đau đầu đột nhiên xuất hiện và trở nên đau trầm trọng đi kèm với các triệu chứng sau:
  • Nôn chớ
  • Đau hoặc cứng cổ
  • Giảm thị lực hay song thị
  • Lẫn lộn
  • Mất thăng bằng
  • Sốt từ 38oC trở lên

Bạn cũng nên đưa trẻ đi khám nếu: 

  • Trẻ đau đầu nhiều hơn một lần một tháng
  • Đau đầu ở trẻ dưới 3 tuổi
  • Đau đầu ở một số trẻ mắc một số bệnh nhất định như bệnh hồng cầu lưỡi liềm, có vấn đề về đông máu, hệ miễn dịch, gen, mắc bệnh tim hay ung thư.

Tôi có thể làm gì để giúp con tôi cảm thấy dễ chịu hơn?

Nếu con bạn không có các triệu chứng như đã nêu ở trên, bạn có thể:

  • Để trẻ nằm nghỉ ngơi trong phòng tối và yên tĩnh đồng thời chườm mát ở trán cho trẻ
  • Khuyến khích trẻ ngủ nếu như trẻ thấy buồn ngủ. Ngủ có tác dụng tốt giúp giảm đau trong trường hợp đau nửa đầu.
  • Cho trẻ uống một số các loại thuốc giảm đau như: paracetamol (Tylenol) hay ibuprofen (Advil, Motrin) dành cho trẻ em. Tuyệt đối không dùng Aspirin cho trẻ em bởi Aspirin có thể gây ra hội chứng Ryne đe dọa tính mạng của trẻ. 

Con của tôi có cần phải làm bất cứ loại xét nghiệm nào không?

Thông thường là trẻ không cần phải làm bất cứ loại xét nghiệm nào. Phần lớn các cơn đau đầu ở trẻ nhỏ thường không do các vấn đề nghiêm trọng gây ra.

Các bác sỹ hay điều dưỡng điều trị cho con bạn có thể nói cho bạn biết được tình hình sức khỏe của trẻ sau khi khám và hỏi bệnh. Tuy nhiên trong trường hợp nghi ngờ trẻ mắc các nhiễm trùng nguy hiểm hay một vấn đề nào khác, trẻ có thể được đưa đi chụp MRI hoặc CT để tìm hiểu rõ hơn về tình trạng bên trong cơ thể của trẻ.

Đau đầu ở trẻ em được điều trị bằng cách nào?

Hiện nay có rất nhiều loại thuốc có thể dùng trong việc phòng ngừa và điều trị đau đầu ở trẻ em. Bác sỹ sẽ là người quyết định xem loại thuốc nào phù hợp nhất với con của bạn.

Tôi có thể làm gì để con của tôi không bị đau đầu?

Một vài cơn đau đầu diễn ra sau khi trẻ ăn một số loại thức ăn hay tham gia một số hoạt động nhất định. Do đó cần phải có một cuốn sổ ghi chép lại số lần trẻ bị đau đầu cũng như trẻ đã ăn gì, làm gì trước khi bị đau đầu. Cách này giúp bạn biết được những loại đồ ăn hay hoạt động nào cần nên tránh để trẻ không còn bị đau đầu nữa.

Các yếu tố có thể gây “kích hoạt” cơn đau đầu bao gồm:

  • Bỏ bữa
  • Không uống đủ nước
  • Uống quá ít hay quá nhiều caffein
  • Ngủ quá nhiều hay quá ít
  • Căng thẳng
  • Một số loại thực phẩm như thịt xông khói hay xúc xích

Phạm Thị Lệ Huyền

Cử nhân tiên tiến, Đại học Y Hà Nội

Liên hệ (028) 7300 7115 hoặc 0813440448 để được tư vấn và đặt lịch khám chữa bệnh (không tính phí).

Tags: đau đầu ở trẻ em đau đầu đau nửa đầu đau đầu do căng thẳng


Nguyễn Thị Diệu Anh

9/4 Cao Thắng, Phường 2, Quận 3
Chuyên: Tâm Lý, Nhi Khoa

Tony Tan Yew Teck

585 North Bridge Road Singapore 188770
Chuyên: Sản Phụ Khoa

Chow Kah Kiong

585 North Bridge Road Singapore 188770
Chuyên: Sản Phụ Khoa

Huỳnh Thị Phương

189 Đường Lê Văn Việt , Phường Hiệp Phú, Quận 9, Hồ Chí Minh
Chuyên: Sản Phụ Khoa

Karolyn Goh Wee Ching

585 North Bridge Road Singapore 188770
Chuyên: Sản Phụ Khoa

Làm gì khi trẻ quấy khóc bất thường?

Quấy khóc bất thường được định nghĩa là tình trạng trẻ nhỏ trong ba tháng...

Nguyên nhân và cách chữa dậy thì muộn

Thế nào là dậy thì muộn? — Dậy thì là thuật ngữ chỉ sự thay đổi trong...

Đại tiện không tự chủ ở trẻ em

Đại tiện không tự chủ ở trẻ em là khi đứa trẻ đã được dạy...

Ống thông tai - Ear tubes

Ống thông tai là những ống nhỏ được bác sỹ đặt vào màng nhĩ của...

3 thói quen dùng thuốc của phụ huynh có thể hại chết con trẻ

Khi trẻ có các triệu chứng sốt, ho, sổ mũi bố mẹ liền vội vàng...

Vui lòng đợi...