Triệu chứng dị ứng theo mùa ở trẻ em, cách chữa và phòng ngừa


Dị ứng theo mùa ở trẻ em

Dị ứng theo mùa là gì? Dị ứng theo mùa, hay còn gọi là dị ứng phấn/bụi cỏ, là một nhóm các tình trạng gây ra hắt hơi, nghẹt mũi, hoặc chảy mũi. Các triệu chứng chỉ xảy ra vào những thời điểm nhất định trong năm. Những nguyên nhân gây dị ứng theo mùa:

  • Phấn hoa.
  • Bào tử.

Bình thường, mọi người hít thở những chất đó mà không có vấn đề gì. Tuy nhiên, đối với người bị dị ứng theo mùa, hệ miễn dịch của họ phản ứng lại như hít phải chất gây hại tới cơ thể. Đó là lý do gây ra các triệu chứng hắt hơi, nghẹt mũi, hoặc chảy mũi.

Rất nhiều người bắt đầu bị dị ứng theo mùa từ khi họ còn nhỏ. Các triệu chứng của dị ứng theo mùa có thể nặng lên hoặc nhẹ đi qua thời gian, tuy nhiên chúng diễn ra suốt đời.

Một vài người có các triệu chứng của dị ứng theo mùa diễn ra quanh năm, gây ra bởi các nguyên nhân:

  • Côn trùng như là ve bụi, gián.
  • Động vật như chó, mèo.
  • Bào tử

Rất nhiều trẻ em bị dị ứng theo mùa thường kèm theo hen. ( Hen là tình trạng điển hình gây ra khó thở)

Vậy các triệu chứng của dị ứng theo mùa là gì?

Đó là,

  • Nghẹt mũi, chảy mũi, hắt hơi liên tục.
  • Mắt đỏ hoặc ngứa.
  • Viêm họng, ngứa họng hoặc ngứa tai.
  • Bị tỉnh giấc hoặc khó ngủ, gây nên tình trạng mệt mỏi hoặc mất tập trung ban ngày.

Chính vì trẻ nhỏ không hiểu dị ứng là gì và ảnh hưởng của nó đến mọi người như thế nào, nên thường dẫn đến các triệu chứng nặng có thể ảnh hưởng đến cuộc đời họ từ khi còn nhỏ. Ví dụ, những đứa trẻ bị dị ứng có thể gặp khó khăn trong việc tập trung hoặc thực hiện các nhiệm vụ trong trường học. Chúng thậm chí có thể có khó khăn với các môn thể thao... Con của bạn có khả năng không biết báo với bạn vấn đề gì đang xảy ra với chúng, nhưng bạn có thể tìm ra các triệu chứng biểu hiện vào cùng một thời điểm trong năm hoặc diễn ra trong một thời gian dài để phát hiện ra triệu chứng của dị ứng theo mùa.

Các triệu chứng của dị ứng theo mùa thường không biểu hiện ở trẻ nhỏ dưới 2 tuổi. Nếu con bạn nhỏ hơn 2 tuổi và có những triệu chứng như trên, hãy đề cập tới nguyên nhân của các triệu chứng đó với bác sỹ.

Đã có xét nghiệm nào cho dị ứng theo mùa? Câu trả lời là Có, bác sỹ sẽ hỏi về các triệu chứng của con bạn và khám. Đứa trẻ sẽ được làm các xét nghiệm khác như xét nghiệm dị ứng da giúp bác sỹ hình dung ra đứa trẻ dị ứng với cái gì. Trong quá trình xét nghiệm, bác sỹ sẽ nhỏ một giọt chất có thể gây dị ứng da của đứa trẻ, gây ra các vết châm nhỏ trên da và quan sát da của đứa trẻ có chuyển sang mần đỏ không.

Dị ứng theo mùa điều trị như thế nào?

Trẻ em bị dị ứng theo mùa có thể dùng một hoặc vài biện pháp dưới đây để giảm triệu chứng:

  • Rửa mũi: trẻ càng lớn càng có thể thử rửa mũi để giảm triệu chứng dị ứng theo mùa. Rửa mũi với nước muối sạch từ bên trong mũi ra ngoài và loại bỏ phấn hoa bên trong mũi. Nếu nghẹt mũi nhiểu, điều này có thể giúp làm sạch các chất bẩn ra ngoài. Có thể rửa mũi bằng nhiều dụng cụ khác nhau.
  • Thuốc bơm mũi steroid: bác sỹ thường kê thuốc bơm mũi trước hết, nhưng phải mất khoảng vài ngày đến vài tuần. Tùy thuộc tuổi của đứa trẻ mà bác sỹ sẽ kê liều an toàn nhất. Ở Mỹ, bạn có thể mua một liều thuốc bơm mũi steroid mà không cần đơn thuốc. Nếu bạn quyết định điều trị theo phương pháp này, hãy kiểm tra lại với bác sỹ nếu con bạn cần điều trị nhiều hơn 2 tháng trong năm. Và sử dụng thuốc bơm mũi steroid nhiều hơn 2 tháng phải có sự kiểm soát của bác sỹ hoặc điểu dưỡng.
  • Thuốc kháng histamin: những loại thuốc này giúp loại bỏ các triệu chứng ngứa, hắt hơi, và chảy mũi. Một vài thuốc kháng histamin có thể gây ra mệt mỏi và tránh dùng cho trẻ nhỏ. Hãy thông báo với bác sỹ trước khi sử dụng bất cứ loại thuốc mới nào.
  • Tiêm chống dị ứng: Đây là một trong các biện pháp bác sỹ có thể gợi ý để điều trị dị ứng theo mùa. Thường thì bác sỹ sẽ tiêm chống dị ứng mỗi tuần hoặc mỗi tháng. Chúng có thể giúp giảm nguy cơ mắc hen về sau này của đứa trẻ.

Nếu bạn muốn dùng thuốc không kê đơn cho con bạn, hãy đảm bảo đọc kỹ hướng dẫn trước khi dùng vì một số loại thuốc được dùng để chữa nghẹt mũi hoặc đỏ mắt không an toàn đối với trẻ nhỏ.

Đề cập với bác sỹ hoặc điều dưỡng về những lợi ích và tác hại của các biện pháp điều trị khác nhau. Phương pháp điều trị đúng cho con bạn phụ thuộc nhiều vào các triệu chứng của đứa trẻ và các vấn đề sức khỏe khác. Một điều quan trọng khác là hãy nói chuyện với bác sỹ hoặc điều dưỡng về thời điểm uống thuốc của con bạn và cách uống thuốc như thế nào.

Các triệu chứng dị ứng theo mùa có thể phòng tránh? Câu trả lời là Có. Nếu con bạn có những triệu chứng vào cùng thời điểm trong mỗi năm, hãy báo với bác sỹ hoặc điều dưỡng. Việc dùng thuốc trước thời điểm đó một đến hai tuần có thể ngăn ngừa các triệu chứng ở một vài người.

Bạn có thể giúp phòng ngừa các triệu chứng dị ứng theo mùa bằng cách để trẻ tránh xa những thứ mà chúng dị ứng.

Ví dụ, nếu con bạn dị ứng với phấn hoa, bạn có thể:

  • Giữ con bạn trong nhà trong suốt khoảng thời gian chúng có triệu chứng dị ứng theo mùa.
  • Đóng cửa sổ và cửa oto, sử dụng điều hòa.
  • Cho con bạn tắm bồn hoặc tắm vòi hoa sen trước khi làm sạch phấn hoa trên tóc và da.
  • Sử dụng máy hút bụi với bộ lọc đặc biệt (bộ lọc HEPA) để giữ không khí trong nhà càng sạch càng tốt.\

Cấn Thị Hoa

Khóa 1 Cử nhân điều dưỡng tiên tiến – Đại học Y Hà Nội.

Liên hệ (028) 7300 7115 hoặc 0813440448 để được tư vấn và đặt lịch khám chữa bệnh (không tính phí).

Tags: dị ứng trẻ dị bị dị ứng dị ứng thời tiết triệu chứng dị ứng cách chữa dị ứng cách phòng dị ứng loại thuốc hoặc điều điều dưỡng hoặc điều dưỡng


Nguyễn Hoàng Sơn

1E Trường Chinh, Quận Thanh Xuân, TP Hà Nội
Chuyên: Nhi Khoa, Tai Mũi Họng

Tan Mein Chuen

585 North Bridge Road Singapore 188770
Chuyên: Nhi Khoa

Wendy Sinnathamby

585 North Bridge Road Singapore 188770
Chuyên: Hô Hấp, Nhi Khoa

Hồ Thị Hải

6 Nguyễn Văn Mai, P. 8, Q. 3
Chuyên: Sản Phụ Khoa, Nội Khoa, Nhi Khoa

Veronica Toh

585 North Bridge Road Singapore 188770
Chuyên: Nhi Khoa

Làm gì khi trẻ quấy khóc bất thường?

Quấy khóc bất thường được định nghĩa là tình trạng trẻ nhỏ trong ba tháng...

Nguyên nhân và cách chữa dậy thì muộn

Thế nào là dậy thì muộn? — Dậy thì là thuật ngữ chỉ sự thay đổi trong...

Đại tiện không tự chủ ở trẻ em

Đại tiện không tự chủ ở trẻ em là khi đứa trẻ đã được dạy...

Ống thông tai - Ear tubes

Ống thông tai là những ống nhỏ được bác sỹ đặt vào màng nhĩ của...

3 thói quen dùng thuốc của phụ huynh có thể hại chết con trẻ

Khi trẻ có các triệu chứng sốt, ho, sổ mũi bố mẹ liền vội vàng...

Vui lòng đợi...