Triệu chứng và những lưu ý quan trọng bệnh ho gà ở trẻ em
Trẻ nhỏ và người lớn vẫn có thể bị ho gà. Trẻ nhỏ có thể bị nhiễm trùng trước khi tiêm hoàn tất các mũi vắc xin. Thanh thiếu niên và người lớn có thể bị ho gà nếu họ không tiêm vắc xin, hoặc nếu bị ho gà trước khi tiêm mũi cuối vài năm.
Các triệu chứng sớm của ho gà thường là chảy mũi, hắt hơi, ngạt mũi và các triệu chứng cảm lạnh khác, thậm chí có thể ho nhẹ. Sau 1 – 2 tuần, các triệu chứng cảm lạnh đỡ hơn nhưng ho diễn biến nặng hơn, thậm chí có thể có những cơn ho. Trong những cơn ho, trẻ nhỏ có thể nôn khan, ngạt thở hoặc khó thở. Người lớn có thể bị nôn từ những cơn ho mạnh. Sau 2 – 6 tuần, ho có thể giảm nhưng phải mất đến hàng tuần đến hàng tháng để ho có thể biến mất hoàn toàn.
Ho gà có cái tên như vậy vì nhiều người khi thở hít vào có tiếng khò khen sau cơn ho.
Bạn có thể cần làm xét nghiệm để xác định ho gà. Thực tế thì bác sỹ có thể chẩn đoán qua việc nói chuyện, nghe tiếng ho và khám. Họ có thể làm xét nghiệm sau:
-
Xét nghiệm đờm
-
Xét nghiệm máu
-
X-quang ngực.
Bác sỹ thường điều trị ho gà với thuốc kháng sinh để tình trạng nhiễm trùng giảm nhanh chóng và ngăn ngừa lây lan sang người khác. Họ có thể sử dụng các loại kháng sinh khác nhau để điều trị ho gà, tùy thuộc vào độ tuổi.
Những người ở cùng với những người bị ho gà cũng cần uống kháng sinh dù họ không bị ốm để phòng tránh nhiễm trùng. Hầu hết những trẻ nhỏ hơn 4 tháng bị ho gà cần điều trị ở bệnh viện bởi vì nhiễm trùng này rất nghiêm trọng và có thể gây tử vong ở trẻ nhỏ. Tại bệnh viện, bác sỹ có thể theo dõi trẻ sát sao, cho trẻ dùng ô-xy, truyền dịch và dinh dưỡng phù hợp.
Để cảm thấy tốt hơn bạn có thể:
-
Nghỉ ngơi nhiều.
-
Uống nhiều nước.
-
Ăn nhiều bữa nhỏ để tránh nôn sau ho.
-
Tránh tiếp xúc với những người đang hút thuốc.
Nếu con bạn bị ho gà, hãy gọi cấp cứu nếu trẻ:
-
Ngừng thở hoặc bị khó thở
-
Co giật
Hãy báo với nhân viên cấp cứu rằng con bạn có ho gà để họ có thể tránh nhiễm trùng lây lan.
Gọi bác sỹ nếu con bạn có ho gà và:
-
Sốt cao
-
Nôn nhiều
-
Mất nước: Là tình trạng cơ thể mất quá nhiều nước, dẫn đến tình trạng khát, mệt mỏi, chóng mặt, thay đổi ý thức và nước tiểu vàng đậm.
Bạn nên gọi bác sỹ nếu bạn nghĩ bạn hoặc con bạn bị ho gà để ho gà được điều trị hiệu quả.
Để phòng tránh ho gà lây lan, bạn có thể:
-
Che miệng khi ho hoặc đeo khẩu trang
-
Rửa tay thường xuyên
-
Tránh gần trẻ cho đến khi bạn dùng kháng sinh được 5 ngày. Nếu bạn công việc của bạn phải tiếp xúc với trẻ nhỏ, không làm việc cho đến khi dùng thuốc kháng sinh được 5 ngày.
-
Đảm bảo rằng những người khác trong gia đình đã được tiêm vắc xin ho gà. Nếu con bạn mắc ho gà, đảm bảo rằng những người sống cùng và chăm sóc chúng đã tiêm vắc xin ho gà.
-
Không để trẻ quay lại trường học cho đến khi bác sỹ đồng ý.
(Biên dịch: Cấn Thị Hoa - Cử nhân điều dưỡng tiên tiến K1 - ĐH Y Hà Nội)