Vàng da ở trẻ sơ sinh


 

vàng da trẻ sơ sinh

 

Vàng da xảy ra khi một đứa trẻ có nồng độ “bilirubin” trong máu cao. Vàng da là một dấu hiệu mà mà các bác sĩ cần để làm xét nghiệm máu kiểm tra nồng độ bilirubin cho bé.

Những đứa trẻ có nồng độ bilirubin cao vì những nguyên nhân khác nhau. Ví dụ, một số trẻ bú mẹ bị vàng da là do không có đủ sữa mẹ.

Việc kiểm tra vàng da cho trẻ là rất quan trọng vì nếu nồng độ bilirubin quá cao có thể dẫn đến tổn thương não.

Làm thế nào để tôi biết được con tôi có bị vàng da hay không? Bạn có thể kiểm tra bằng cách dùng ngón tay ấn lên trên mũi hoặc trán của bé, sau đó bỏ tay ra. Nếu vùng da mà bạn ấn có màu vàng, thì có nghĩa là con của bạn bị vàng da.

Những triệu chứng của vàng da là gì? Vàng da làm cho da và phần màu trắng của mắt chuyển sang màu vàng. Thường thì vàng da xuất hiện đầu tiên ở mặt, nhưng nó có thể lan xuống ngực, bụng, cánh tay, và cuối cùng là chân.

Đôi khi, vàng da có thể nặng. Một đứa trẻ bị vàng da nặng có thể có da màu vàng cam, hoặc vàng da xuất hiện ở vùng da dưới đầu gối. Một đứa trẻ bị vàng da nặng có thể có:

  • Lơ mơ khó đánh thức

  • Khóc thét

  • Hay quấy khóc

  • Cong người hoặc cổ về phía sau

Khi nào thì tôi nên gọi cho bác sĩ? Hãy gọi cho bác sĩ nếu:

  • Biểu hiện vàng da của con bạn ngày càng nặng

  • Đưá trẻ có những triệu chứng của vàng da nặng

Có xét nghiệm nào để kiểm tra vàng da không? Có. Bác sĩ có thể sẽ khám và làm một xét nghiệm máu để kiểm tra vàng da.

Tôi có thể làm gì để giúp con tôi bớt vàng da không? Có. Để giúp cho con bạn bớt vàng da hơn, bạn phải đảm bảo con bạn được cung cấp đủ dịch. Nếu bạn cho con bú sữa mẹ, hãy cho trẻ bú thường xuyên và đúng cách. Nếu bạn nuôi con bằng sữa công thức, hãy cho con bạn uống đủ lượng sữa. Nếu bạn lo lắng rằng con bạn không được uống đủ dịch, hãy nói chuyện với bác sĩ hoặc điều dưỡng.

Bạn có thể nói rằng con bạn được uống đủ dịch nếu:

  • Đứa trẻ làm ướt ít nhất 6 cái bỉm một ngày

  • Phân của trẻ chuyển từ màu xanh đen sang màu vàng

  • Đứa trẻ thấy thoải mái sau khi ăn.

Một số trẻ bị vàng da mà không cần phải điều trị gì. Đó là vì nồng độ bilirubin chỉ hơi cao một chút, và vàng da sẽ tự hết. Nhưng một số trẻ khác lại cần phải được điều trị. Những đứa trẻ này thường có nồng độ bilirubin cao hơn hoặc sinh non.

Vàng da được điều trị như thế nào? Điều trị phổ biến nhất cho vàng da là “liệu pháp ánh sáng”. Trong liệu pháp ánh sáng, bác sĩ sẽ đặt con bạn dưới một đèn chiếu có màu xanh đặc biệt

 

vàng da trẻ sơ sinh

Ảnh minh họa: Mắt của trẻ được bảo vệ bằng bịt mắt, và nhiệt độ được theo dõi qua một dây nhỏ màu trắng dính vào ngực đứa bé.

hoặc đứa trẻ sẽ được quấn trong một chiếc chăn ấm bên trong phát ra ánh sáng.

vàng da trẻ sơ sinh

Ảnh minh họa: Đứa trẻ được điều trị bằng chăn phát ra ánh sáng

Những đứa trẻ sẽ không cần mặc quần áo hoặc chỉ mang bỉm để ánh sáng có thể chiếu vào da của chúng.

 

(Biên dịch: Ngô Thị Thúy - Cử nhân điều dưỡng tiên tiến K1 - ĐH Y Hà Nội)

 

 

Liên hệ (028) 7300 7115 hoặc 0813440448 để được tư vấn và đặt lịch khám chữa bệnh (không tính phí).

Tags: vàng da trẻ sơ sinh bilirubin liệu pháp ánh sáng


Nguyễn Thị Thanh Thúy

18-20 Phước Hưng, Phường 8, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên: Tai Mũi Họng, Nhi Khoa

Ngô Thị Mỹ Phụng

006 Tòa Nhà H1 Đường Hoàng Diệu, P. 9, Q. 4, TP.HCM
Chuyên: Sản Phụ Khoa

Lee I Wuen

585 North Bridge Road Singapore 188770
Chuyên: Sản Phụ Khoa

Seng Shay Way

585 North Bridge Road Singapore 188770
Chuyên: Sản Phụ Khoa

Nguyễn Thị Bích Ngọc

52 Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội
Chuyên: Sản Phụ Khoa, Hiếm Muộn, Siêu Âm Thai

Làm gì khi trẻ quấy khóc bất thường?

Quấy khóc bất thường được định nghĩa là tình trạng trẻ nhỏ trong ba tháng...

Nguyên nhân và cách chữa dậy thì muộn

Thế nào là dậy thì muộn? — Dậy thì là thuật ngữ chỉ sự thay đổi trong...

Đại tiện không tự chủ ở trẻ em

Đại tiện không tự chủ ở trẻ em là khi đứa trẻ đã được dạy...

Ống thông tai - Ear tubes

Ống thông tai là những ống nhỏ được bác sỹ đặt vào màng nhĩ của...

3 thói quen dùng thuốc của phụ huynh có thể hại chết con trẻ

Khi trẻ có các triệu chứng sốt, ho, sổ mũi bố mẹ liền vội vàng...

Vui lòng đợi...