Viêm tiểu phế quản (Và RSV)


Viêm tiểu phế quản (Và RSV)

Viêm tiểu phế quản thường gây ảnh hưởng đến trẻ dưới 2 tuổi. Trong hầu hết các trẻ em, viêm tiểu phế quản có thể tự khỏi. Tuy nhiên một số trẻ bị viêm phế quản cần đếnsự thăm khám của bác sĩ. Nguyên nhân phổ biến nhất của viêm tiểu phế quản là một loại virus được gọi là "virus hợp bào hô hấp" (hay "RSV").

Các triệu chứng của viêm tiểu phế quản là gì? - Viêm tiểu phế quản thường bắt đầu như bệnh cảm lạnh thông thường. Đứa trẻ bị viêm tiểu phế quản thường bắt đầu với các triệu chứng:

● Nghẹt mũi hoặc chảy nước mũi

● Ho nhẹ

● Sốt (nhiệt độ trên 38ºC)

● Giảm sự thèm ăn

Viêm tiểu phế quản (Và RSV)

Khi viêm tiểu phế quản tiến triển nặng lên, các triệu chứng khác có thể xuất hiện, bao gồm:

● Thở nhanh hoặc khó thở. Ở trẻ sơ sinh, dấu hiệu đầu tiên có thể là ngừng thở kéo dài trên 15 hoặc 20 giây.

● Thở khò khè, hay tiếng rít khi thở (thường kéo dài khoảng 7 ngày)

● Một cơn ho nặng (có thể kéo dài trong 14 ngày hoặc lâu hơn)

● Ăn uống kém (do các triệu chứng khác gây ra)

Bạn có nên đưa con bạn đến gặp bác sĩ hoặc điều dưỡng? - Nhiều trẻ bị viêm tiểu phế quản không cần phải gặp bác sĩ. Nhưng bạn nên lưu ý một số triệu chứng quan trọng.

Gọi xe cấp cứu (115) nếu con của bạn:

● Ngừng thở

● Bắt đầu để chuyển sang tím tái hoặc rất nhợt

● Có những cơn khó thở

● Bắt đầu thở rên

● Trông thấy đứa trẻ như mệt mỏi vì khó khăn để thở

Hãy gọi bác sĩ hoặc điều dưỡng của con bạn nếu bạn có bất kỳ câu hỏi hoặc quan tâm về con mình, hoặc nếu:

● Da và cơ giữa xương sườn hoặc dưới lồng ngực của con bạn trông giống như đang bị co rút lại

Viêm tiểu phế quản (Và RSV)

● Cánh mũi của con bạn phập phồng khi thở

● Đứa trẻ nhỏ hơn 3 tháng tuổi bị sốt (nhiệt độ trên 38ºC)

● Đứa trẻ lớn hơn 3 tháng tuổi bị sốt (nhiệt độ trên 38ºC) từ 3 ngày trở lên

● Trẻ sơ sinh dùng ít tã ướt hơn bình thường

Điều trị viêm tiểu phế quản như thế nào? - Các phương pháp điều trị chính cho viêm tiểu phế quản là nhằm mục đích đảm bảo rằng con bạn đang nhận được đủ oxy. Để làm được điều đó, các bác sĩ hoặc điều dưỡng có thể cần hút các chất nhầy từ mũi của con bạn hay cho con bạn thở không khí ẩm hoặc thở oxy.

Các bác sĩ có thể sẽ không cung cấp thuốc kháng sinh, do viêm tiểu phế quản là do virus và kháng sinh không có tác dụng trên virus.

Bạn có thể làm gì giúp con bạn cảm thấy tốt hơn? - Có. Dưới đây là một số điều bạn có thể làm:

● Hãy chắc chắn rằng con bạn được cung cấp đủ dịch. Hãy gọi cho bác sĩ hay điều dưỡng nếu bé của bạn sử dụng ít tã ướt hơn bình thường.

● Sử dụng máy tạo độ ẩm trong phòng ngủ của con bạn

● Nếu con của bạn là khó chịu vì sốt, bạn có thể điều trị sốt bằng thuốc không cần kê đơn, chẳng hạn như acetaminophen (tên thương mại là Efferalgan) hay ibuprofen (tên thương hiệu mẫu: Brufen hay Ibufen). Không bao giờ dùng aspirin cho trẻ em dưới 18 tuổi.

● Hút các chất nhầy từ mũi của con bạn với một bóng hút mũi

● Nếu con bạn lớn hơn 12 tháng tuổi, cho con bạn uống nước ấm để làm dịu cổ họng và để giúp hòa loãng đờm.

● Giữ đầu của con bạn lên trên gối hoặc với sự giúp đỡ của một chỗ ngồi trên xe ôtô. Không sử dụng gối nếu con bạn dưới 12 tháng tuổi.

● Ngủcùng phòng với con của bạn, do đó bạn có thể biết ngay nếu đứa trẻ bắt đầu khó thở

● Không cho phép bất cứ ai hút thuốc gần con của bạn

Con của bạn bị viêm tiểu phế quản như thế nào? - Viêm tiểu phế quản gây ra bởi virus dễ lây lan từ người sang người. Những loại virus sống trong các giọt nhỏ, đi vào không khí khi người bệnh ho hoặc hắt hơi.

Cách phòng tránh viêm tiểu phế quản như thế nào? - Bạn có thể làm giảm nguy cơ con bạn bị viêm tiểu phế quản bằng cách:

● Rửa tay và bàn tay của trẻ thường xuyên bằng xà phòng và nước, hoặc sử dụng chất rửa tay có cồn

● Tránh xa những người lớn và đứa trẻ khác đang bị bệnh

● Tiêm phòng cúm hàng năm cho bạn và con của bạn

Liên hệ (028) 7300 7115 hoặc 0813440448 để được tư vấn và đặt lịch khám chữa bệnh (không tính phí).

Tags: viêm tiểu phế quản chán ăn ho khó thở sốt trẻ sơ sinh hoặc điều dưỡng


Hồ Thị Hải

6 Nguyễn Văn Mai, P. 8, Q. 3
Chuyên: Sản Phụ Khoa, Nội Khoa, Nhi Khoa

Nguyễn Thị Diệu Anh

9/4 Cao Thắng, Phường 2, Quận 3
Chuyên: Tâm Lý, Nhi Khoa

Phan Ngọc Thanh Trà

25 Hoàng Hoa Thám, Phường 6, Quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh
Chuyên: Tâm Lý, Nhi Khoa

Nguyễn Thị Thanh Thúy

18-20 Phước Hưng, Phường 8, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên: Tai Mũi Họng, Nhi Khoa

Joyce Chua Horng Yiing

585 North Bridge Road Singapore 188770
Chuyên: Ung Thư, Nhi Khoa, Ngoại Khoa

Làm gì khi trẻ quấy khóc bất thường?

Quấy khóc bất thường được định nghĩa là tình trạng trẻ nhỏ trong ba tháng...

Nguyên nhân và cách chữa dậy thì muộn

Thế nào là dậy thì muộn? — Dậy thì là thuật ngữ chỉ sự thay đổi trong...

Đại tiện không tự chủ ở trẻ em

Đại tiện không tự chủ ở trẻ em là khi đứa trẻ đã được dạy...

Ống thông tai - Ear tubes

Ống thông tai là những ống nhỏ được bác sỹ đặt vào màng nhĩ của...

3 thói quen dùng thuốc của phụ huynh có thể hại chết con trẻ

Khi trẻ có các triệu chứng sốt, ho, sổ mũi bố mẹ liền vội vàng...

Vui lòng đợi...