Biện pháp tránh thai bằng hormone là gì và cách chọn hormone phù hợp?
Biện pháp tránh thai bằng hormone là gì?
Biện pháp tránh thai bằng hormone là bất kỳ loại thuốc viên tránh thai, thuốc tiêm tránh thai, dụng cụ tránh thai, hoặc phương pháp điều trị nào sử dụng hormone để ngăn ngừa sự mang thai ở phụ nữ. Có một số loại biện pháp tránh thai bằng hormone khác nhau. Một số loại có chứa cả hormone estrogen và progestin, trong khi một số loại lại chỉ chứa progestin.
Tất cả các biện pháp tránh thai bằng hormone đều rất hiệu quả. Các phương pháp khác nhau ở tính dễ sử dụng và các tác dụng phụ:
- Viên uống tránh thai: những phụ nữ sử dụng viên uống tránh thai cần uống mỗi ngày một viên. Việc bỏ thuốc có thể làm tăng cơ hội mang thai. Gói thuốc tránh thai dùng cho 1 tháng thường có 4 đến 7 viên thuốc không chứa hormone. Đây là thời gian mà người phụ nữ sẽ có kinh nguyệt. những người không muốn có kinh nguyệt có thể bỏ qua những viên thuốc không chứa hormone này và thay vào đó thì uống mỗi ngày một viên thuốc có chứa hormone. Đây gọi là liều liên tục giống như là miếng dán tránh thai và vòng tránh thai âm đạo. Hầu hết các viên thuốc tránh thai đều chứa cả estrogen và progestin nhưng có một viên duy nhất chỉ chứa progestin.
- Miếng dán tránh thai: người phụ nữ có thể mang miếng dán tránh thai có chứa hormone ở cánh tay trên, vai, lưng hay hông
Miếng dán được thay đổi một lần một tuần. Thông thường, người phụ nữ thay 3 miếng dán trong vòng 3 tuần và đến tuần thứ 4 thì sẽ không dán nữa và nó sẽ là thời gian người phụ nữ có kinh nguyệt. Miếng dán tránh thai chứa cả estrogen và progestin.
- Vòng tránh thai âm đạo: người phụ nữ có thế đặt một vòng mềm vào trong âm đạo của mình, vòng này sẽ được giữ ở đó 3 tuần và nó sẽ giải phóng ra hormone vào trong âm đạo
Không nên tháo vòng ra khi đang quan hệ. Nếu vòng bị tháo hoặc rơi ra, thì nó có thể giữ được ở bên ngoài trong vòng 3 tiếng. Thông thường, người phụ nữ sẽ mang vòng này trong 3 tuần, và đến tuần thứ 4 thì tháo ra. Tuần thứ 4 này cũng sẽ là thời gian người phụ nữ có kinh nguyệt. Vòng âm đạo cũng chứa cả estrogen và progestin.
- Thuốc tiêm tránh thai: những phụ nữ sử dụng thuốc tiêm tránh thai sẽ được tiêm 1 mũi vào cánh tay hoặc mông 3 tháng một lần. Thuốc tránh thai dạng tiêm chỉ chứa progestin và loại thuốc được dùng để tiêm là Depo-Provera
- Que cấy tránh thai: que cấy tránh thai là một que nhỏ được cấy dưới cánh tay và giải phóng ra hormone. Thủ thuật cấy phải được thực hiện bởi bác sĩ và nó sẽ được giữ ở cánh tay trong vòng 3 năm. Que cấy tránh thai này chỉ chứa progestin
- Dụng cụ tử cung: đây là một dụng cụ được đặt vào trong tử cung để ngăn cản sự mang thai. Có 2 loại dụng cụ tử cung giải phóng hormone vào cơ thể. Một loại là Skyla được đặt trong tử cung 3 năm. Loại còn lại là Mirena, và nó có thể đặt trong tử cung 5 năm. Dụng cụ tử cung chỉ chứ progestin.
Biện pháp tránh thai bằng hormone là một biện pháp an toàn và đáng tin cậy để ngăn ngừa sự mang thai cho hầu hết phụ nữ. Nhưng nó lại không có tác dụng bảo vệ người phụ nữ khỏi những bệnh lây nhiễm qua đường tình dục
Làm thế nào để tôi có thể lựa chọn được một biện pháp tránh thai bằng hormone phù hợp với mình?
Hãy thảo luận với bác sĩ hoặc điều dưỡng của bạn để lựa chọn được phương pháp tốt nhất cho mình. Trước khi đưa ra quyết định về một biện pháp nào đó, hãy suy nghĩ xem bạn có thể sử dụng nó đúng cách không? Bạn có thể nhớ uống viên thuốc tránh thai hàng ngày không? Bạn có thể nhớ thay miếng dán một lần một tuần không? Những phương pháp lâu dài (dụng cụ tử cung, que cấy tránh thai) là tiện lợi nhất vì nó có tác dụng trong vòng 3 đến 5 năm, tùy từng loại. Thuốc tránh thai dạng tiêm có thời gian tác dụng trong 3 tháng, nên nó cũng thuận tiện hơn là viên uống, miếng dán và vòng âm đạo. Như vậy bạn cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ về những ảnh hưởng của phương pháp mà bạn muốn dùng đến chu kỳ kinh nguyệt của bạn.
Có phải các biện pháp tránh thai bằng hormone là an toàn cho mọi phụ nữ?
Không. Một số đối tượng phụ nữ được liệt kê dưới đây không nên dùng biện pháp tránh thai có chưá estrogen:
- Phụ nữ từ 35 tuổi trở lên và hút thuốc. những đối tượng này có nguy cơ cao bị đau tim và đột quỵ
- Phụ nữ đang mang thai
- Người đã từng có cục máu đông hoặc đột quỵ
- Có ung thư vú
- Kinh nguyệt không đều hoặc rong kinh rất nặng. những đối tượng này cần được kiểm tra trước khi bắt đầu các biện pháp tránh thai bằng hormone
- Bệnh gan. Biện pháp tránh thai bằng hormone có thể làm nặng thêm một số bệnh về gan
- Một số bệnh tim mạch
- Mắc chứng đau nửa đầu gây ra các vấn đề về thị lực
Những người bị cao huyết áp cũng có thể dùng biện pháp này, nhưng huyết áp của họ cần phải được bác sĩ theo dõi cẩn thận.
Những phụ nữ không thể dùng các biện pháp tránh thai có chứa estrogen thì có thể dùng các loại chỉ chứa progestin
Nếu tôi dùng các loại thuốc khác ngoài thuốc tránh thai thì sao?
Một vài loại thuốc có thể ảnh hưởng đến hoạt động của thuốc tránh thai, bao gồm:
- Thuốc chống co giật
- Một vài loại kháng sinh
- St. John’s Wort (một loaị thuốc thảo dược dùng để điều trị trầm cảm)
Nếu bạn dùng bất kỳ loại thuốc nào trong số này, hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn về cách giải quyết biện pháp tránh thai. Tương tự, nếu bạn đang dùng thuốc tránh thai, hãy đề cập nó với bác sĩ hoăc điều dưỡng người mà sẽ kê đơn thuốc cho bạn
Nếu tôi quên dùng thuốc tránh thai thì sao?
Nếu bạn quan hệ tình dục và quên sử dụng thuốc tránh thai, bạn có thể uống thuốc tránh thai khẩn cấp để làm giảm nguy cơ mang thai. Sau khi quan hệ hãy làm điều này càng sớm càng tốt.
(Biên dịch: Ngô Thị Thủy - Cử nhân điều dưỡng tiên tiến K1 - ĐH Y Hà Nội)
\